Nghị định 27/2018/NĐ-CP sẽ cắt bỏ 11 điều kiện kinh doanh và đơn giản hoá 7 thủ tục hành chính rườm rà. Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung trình tự đình chỉ, thu hồi giấp phép các trang TTĐT tổng hợp và mạng xã hội.
Sáng 22/5, tại trụ sở Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã diễn ra hội nghị phổ biến Nghị định 27/2018/NĐ-CP (NĐ27) ban hành ngày 1/3/2018 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP (NĐ72) ban hành ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
NĐ27 được ban hành nhằm hưởng ứng chủ trương cắt giảm thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ 15/4/2018.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, quá trình xây dựng Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ72 được làm kỹ lưỡng và mất khá nhiều thời gian.
Trước đây, có 4 thông tư được ban hành nhằm hướng dẫn việc thực hiện NĐ72. Chính phủ sau đó đã có ý kiến chỉ đạo, đưa tất cả các điều kiện kinh doanh nâng cấp lên đưa vào Nghị định mới.
Theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo: “NĐ27 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần sửa đổi, bổ sung những điều bất cập trong tình hình mới, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này”.
“Với các điều khoản chưa rõ, các đơn vị liên quan có thể đặt câu hỏi để cơ quan có thẩm quyền giải thích nhằm thực hiện cho đúng”, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết.
Bỏ điều kiện kinh doanh, đơn giản hoá thủ tục hành chính
NĐ27 đã cắt bỏ 11 điều kiện kinh doanh và đơn giản hoá 7 thủ tục hành chính. Trong đó, có các quy định về trang thông tin điện tử (TTĐT) tổng hợp và mạng xã hội.
|
Hội nghị phổ biến Nghị định 27/2018/NĐ-CP (NĐ27) nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP (NĐ72) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Ảnh: Trọng Đạt |
Cụ thể, NĐ27 bỏ 2 điều kiện về nhân sự chịu trách nhiệm quản lý. Các điều kiện này bao gồm việc người đứng đầu tổ chức là người chịu trách nhiệm quản lý nội dung và nhân sự chịu trách nhiệm quản lý phải có bằng đại học hoặc tương đương trở lên.
Bên cạnh đó, điều kiện kỹ thuật về việc “sẵn sàng kết nối, xác thực thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu điện tử về CMTND…” với hồ sơ cấp phép thiết lập mạng xã hội cũng đã bị loại bỏ.
Theo quy định mới, thời gian xử lý hồ sơ cấp phép trang TTĐT và mạng xã hội cũng được rút ngắn một cách đáng kể. Việc xử lý hồ sơ cấp phép trang TTĐT được thực hiện trong vòng 10 ngày làm việc thay cho quy định cũ là 15 ngày, với mạng xã hội là 30 ngày.
Ngoài ra, nhiều thủ tục hành chính cũng đã được đơn giản hoá, trong đó có việc thay thế thủ tục cấp phép thành thủ tục “thông báo" khi có sự thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong hoạt động cấp phép trang TTĐT tổng hợp và mạng xã hội. Tương tự là 2 thủ tục cấp phép được chuyển thành “thông báo" trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
NĐ27 cũng bổ sung thêm một số quy định mới nhằm phù hợp với thực tế phát triển và yêu cầu quản lý. Trong đó có việc bổ sung quy định quản lý đối với các ứng dụng cung cấp trang TTĐT tổng hợp, mạng xã hội và trò chơi điện tử trên mạng tại các kho ứng dụng như App Store hay Google Play Store.
Chấn chỉnh trang TTĐT, mạng xã hội đội lốt báo chí
Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT), hiện có nhiều mạng xã hội đội lốt báo điện tử, đặc biệt là các mạng xã hội về kinh tế, chứng khoán. Những đối tượng này thường mời các chuyên gia về bình luận viết bài, qua đó dẫn dắt thị trường bằng luồng thông tin không chính thức, lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT cho biết.
|
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) lên tiếng về thực trạng nhiều trang tin, mạng xã hội đội lốt báo điện tử. Ảnh: Trọng Đạt |
Tiếp đến là việc lẫn lộn giữa mạng xã hội và trang TTĐT. Theo ông Lê Quang Tự Do, mục đích của các đối tượng vi phạm là tạo sự nhập nhèm giữa mạng xã hội và báo điện tử nhằm “đánh đấm” doanh nghiệp.
Ông Lê Quang Tự Do cũng lưu ý về hiện tượng lợi dụng giấp phép mạng xã hội để cung cấp các dịch vụ khác. “Ví dụ xin giấp phép mạng xã hội để chia sẻ video clip của người dùng cho mục đich giải trí, thế nhưng thưc tế là đăng tải phim vi phạm bản quyền, truyền hình trực tuyến”, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT chia sẻ.
Theo ông Lê Quang Tự Do, để tạo tính răn đe, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin điện tử, NĐ27 cũng bổ sung quy định, trình tự đình chỉ, thu hồi giấp phép thiết lập trang TTĐT tổng hợp và mạng xã hội, giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 hay giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng NĐ72.
Vị lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT cũng lưu ý các doanh nghiệp trong nước cần đảm bảo an toàn dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng, tránh đi theo vết xe đổ của các mạng xã hội nước ngoài.
Trọng Đạt
Bộ TT&TT hoan nghênh việc tăng cường, mở rộng hoạt động hợp tác về giáo dục đào tạo trong lĩnh vực CNTT-TT. Bộ cũng mong muốn thiết lập nên các chương trình, cơ sở đào tạo liên kết giữa Việt Nam và Australia.
Chiều 14/5, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã có buổi tiếp Chủ tịch Liên minh các tổ chức CNTT Châu Á – Thái Bình Dương (APICTA), ông Jit Sing Santok Singh.
Đây là những sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu nhất trong ngành sản xuất phần mềm và CNTT Việt Nam. Trong năm gần nhất, ngành công nghiệp này đem lại cho Việt Nam số tiền lên tới 8,8 tỷ USD.
Nhờ ứng dụng CNTT, các cơ sở y tế đã gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế, rút ngắn thời gian chờ khám của người dân…
Let's block ads! (Why?)