Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Cú sút Penalty kinh hoàng nhất Thế Giới

bong da Bản quyền thuộc về Bongdafan.com - Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức.
Bongdafan không chịu trách nhiệm về các vấn đề bản quyền thể thao do thành viên đăng tải

 

Let's block ads! (Why?)

Vô địch Champions League, Arbeloa khiến Pique “bẽ mặt”

Hậu vệ Alvaro Arbeloa mới đây đã có những lời châm chọc nhắm vào người đồng đội trên tuyển Tây Ban Nha là Gerard Pique sau khi Real Madrid lên ngôi ở Champions League vào cuối tuần vừa qua (theo ​101greatgoals).

Real Madrid CF v Valencia CF - La Liga

Trung vệ Gerard Pique từ lâu nay vốn được xem là nguyên nhân chính dẫn đến những bất đồng trong nội bộ của nhà đương kim vô địch Euro Tây Ban Nha khi thường xuyên đưa ra những lời lẽ mang hàm ý trêu ngươi gửi đến những cầu thủ bên phía Real Madrid, đại kình địch lớn nhất của Barcelona.

Cách đây 1 năm, sau khi giúp Barcelona thống trị ở cả 3 mặt trận Champions League, La Liga và Cúp nhà vua, trung vệ của đội bóng xứ Catalan đã nhân cơ hội đó “đá xoáy” Cristiano Ronaldo, tiền đạo chủ lực bên phía Real. Trước đó, siêu sao người Bồ đã bị bắt gặp đang tổ chức tiệc sinh nhật mừng tuổi 30 chỉ ít giờ sau thất bại 0-4 trước đối thủ cùng thành phố Atletico.

Hình ảnh của bữa tiệc sau đó đã bị lộ ra ngoài khi ca sĩ Kevin Roldan đăng tải bức ảnh chụp cùng Ronaldo lên mạng xã hội. Điều này khiến Ronaldo nhận không ít sự chỉ trích đến từ giới truyền thông cũng như người hâm mộ.

“”Chúng ta là đội bóng hay nhất thế giới. Cám ơn tất cả các bạn và cũng cám ơn cả Kevin Roldan. Tất cả đều bắt đầu từ anh ta”, Pique đã nói như thế trong buổi lễ mừng công của Barcelona.

FBL-ESP-LIGA-REALMADRID-VALENCIA

Lời đá xoáy của trung vệ 29 tuổi đã khiến cho Arbeloa không thể ngồi yên. Và đúng 1 năm sau, trong buổi lễ mừng công của Real, hậu vệ 33 tuổi đã “phản pháo” Pique bằng những lời lẽ hết sức hài hước.

“Tôi không biết phải bắt đầu với người nào nhưng tôi biết rõ phải cảm ơn ai. Tất cả đều là nhờ công của anh ấy (Pique).”

Theo bongda365

 

Let's block ads! (Why?)

Đội tuyển Italy: Thời của những số 10 chỉ có cơ bắp

Tạm biệt những chàng trai có đôi chân huyền ảo, đôi mắt xanh mơ màng và những mái tóc đen hoặc dài hoặc xoăn tít cùng những nụ cười đẹp đẽ với số 10 trên lưng. Họ là những Rivera, Antognoni, Mancini, Roberto Baggio, Zola, Del Piero, những người đã để lại bao dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí của người hâm mộ, cả trong thắng lợi lẫn thất bại. Ở thời đại mà đội tuyển Italy thiếu vắng những số 10 thực sự và rất ít tài năng, họ đã chọn một tiền vệ phòng ngự gốc Brazil để đeo áo số 10: Thiago Motta.

Những người yêu một Thiên thanh theo kiểu truyền thống và đã từng sống qua rất nhiều năm tháng mộng mơ, thất bại, thất vọng và rồi hy vọng, chiến thắng trên đất Đức năm 2006, không thể tin được rằng, vào cái năm mà Italy kỉ niệm lần thứ 10 ngày đoạt Cúp vàng thế giới, số 10 lại nằm trên lưng của một cầu thủ đã ở ngưỡng bên kia của sự nghiệp và không hề có đẳng cấp của một siêu sao như những cái tên đã kể trên. Thiago Motta, một người gốc Brazil mới chỉ khoác áo đội tuyển Ý từ năm 2011, chính là cầu thủ như thế. Cựu cầu thủ 34 tuổi của Inter đã có mặt trong đội hình Italy thất bại thảm hại ở World Cup 2014, ra sân cả 3 trận vòng bảng ở giải đó, và đã “mất tích” từ đó cho tới trận tháng 3/2016 này, khi Conte triệu tập anh cho trận giao hữu với Tây Ban Nha. Và rồi, khi một làn sóng chấn thương tràn qua đội tuyển Ý khiến Verrati, Marchisio, Montolivio lần lượt vắng mặt, Motta đã trở thành một nhân vật quan trọng trong sơ đồ chiến thuật của Conte, trong vai trò của tiền vệ phòng ngự đá cặp với De Rossi.


Motta là cầu thủ quan trọng của HLV Conte

Nhưng tại sao một tiền vệ có thiên hướng phòng ngự và đánh chặn lại được giao số 10? Phải chăng Italy không còn ai đáng tin cậy để giao phó vai trò của một thủ lĩnh trên sân cỏ, hay đối với Conte, số 1 hay số 10 cũng không khác nhau? Câu trả lời nằm ở chỗ, trong một đội tuyển Ý ngày càng nghèo nàn chất biến ảo và đẳng cấp của các ngôi sao đẳng cấp thế giới, nhất là ở hàng tiền vệ, thì cơ bắp bắt buộc phải lên ngôi, như là một giải pháp duy nhất để đảm bảo sự chắc chắn ở tuyến này. Sự thật là kể từ sau khi những Del Piero và Totti rời bỏ đội Thiên thanh sau World Cup 2006 thắng lợi, trong khi vai trò của Pirlo được củng cố, Italy đã không dùng những số 10 thực thụ nữa. Nhưng bây giờ, khi những số 10 xuất sắc của ngày đó không còn tồn tại và Pirlo đã không được triệu tập, không ngạc nhiên khi số 10 được gắn trên lưng của những cầu thủ như Motta, cho thấy tầm quan trọng của việc phải tìm mọi cách để chiếm giữ, hoặc chống cự, ở trung tuyến bằng kinh nghiệm và sức mạnh, hơn là trí tuệ. Hơn thế nữa, các sơ đồ yêu thích của Conte, từ 3-5-2 chuyển sang 3-4-3 hoặc 4-2-4 khi cần thiết đều không có sự phục vụ của một số 10.

Nhưng trên thực tế, khi mà nước Ý đã qua từ lâu cái thời tranh cãi quyết liệt về việc nên chọn Rivera hay Mazzola cho chiếc áo số 10, nên để Baggio hay Zola đá chính, nên ưu ái Del Piero hay Totti, nghĩa là quá dư thừa các tài năng lớn, thì việc một cầu thủ có khả năng đem lại sự biến ảo và có khả năng khuấy động mọi hàng thủ phải nhận số 20 thay vì số 10 như Insigne cũng là chuyện bình thường. Bernardeschi, 22 tuổi, một số 10 thực thụ khác, thì còn quá trẻ và dù cũng có mặt ở EURO 2016, chàng trai của Fiorentina sẽ chỉ là một phương án dự bị. Không ngạc nhiên khi cậu mang áo số 21. Nhưng chúng ta có gì để nói về Insigne, người có thể sẽ là một phương án tấn công của Conte, một khi anh bùng nổ hệt như khi chơi cho Napoli, chủ yếu là khi lệch trái? Chàng trai cao có 1m63 ấy đã ghi 13 bàn cho Napoli ở mùa bóng này, nhưng trong sự nghiệp của mình ở đội Thiên thanh, trong 4 năm qua, anh mới chỉ ra sân cả thảy 9 lần (ghi 2 bàn thắng) và không để lại những ấn tượng mạnh mẽ nào. Sự biến ảo của những tuyển thủ khác, từ Giaccherini cho đến Candreva cũng không thiếu. Nhưng không ai trong số họ đá ở trung tâm và có vai trò dẫn dắt lối chơi. Số 10 thực sự không còn tồn tại cùng Thiên thanh nữa.

Ngoại trừ tuyến phòng ngự mang cái mác Juve có thể tin cậy được, một tuyến giữa yếu ớt và thiếu ngôi sao là một vấn đề lớn, trong khi hàng công hoàn toàn không có gương mặt lớn nào đáng để tin cậy và hy vọng đang khiến các tifosi ngập tràn lo lắng. Có thể mong đợi điều gì vào Eder, người được gấp rút nhập tịch để khoác áo đội tuyển và đã mất hút kể từ khi rời Sampdoria sang Inter? Có thể đặt niềm tin vào Zaza, người chuyên dự bị ở Juventus? Pelle hiện là chân sút tốt nhất của triều đại Conte, với 5 bàn thắng trong 12 lần ra sân kể từ lần đầu tiên được triệu tập vào năm 2014, đã trở thành sự lựa chọn số 1 trên hàng công. Nhưng chân sút 31 tuổi của Southampton chưa từng được coi là một ngôi sao. Giờ thì người được kì vọng nhiều nhất hiển nhiên là El Shaarawy. Chân sút 24 tuổi này đã hồi sinh mạnh mẽ trong nửa cuối mùa qua trong màu áo Roma. Anh cũng là người có phong độ tốt nhất trong số các tiền đạo, và giờ người ta chỉ mong mỏi rằng, tốc độ của anh có thể phá nát các hàng thủ đối phương và tạo ra những đột biến thực sự cho hệ thống tấn công của Italy, vốn phụ thuộc nhiều vào các đợt xuống biên của những người như anh, Candreva hay Giaccherini (Giaccherini đã được thử nghiệm chơi trong sơ đồ 3-5-2 ở vai trò tiền vệ con thoi cùng với Florenzi).


Italy đã qua cái thời tranh cãi xem ai xứng đáng mang áo số 10

Hôm Conte công bố danh sách 23 cầu thủ sẽ tới Pháp cho EURO 2016 trong chương trình “Sogno Azzurro” (Giấc mơ màu Thiên thanh) trên kênh RAI 1, có một phần trang trọng dành cho Marcello Lippi và những hồi ức của ông về World Cup 2006. Trong khi trên màn hình lớn chiếu trực tiếp cảnh chiếc xe chở đội tuyển vừa rời trường quay để ra ga Termini, từ đó về trại Coverciano để cuối cùng từ đó bay sang Pháp, Lippi, tay ôm chiếc Cúp vàng đã đoạt được ở Đức 10 năm trước, đã nói rằng, vào thời điểm 2006, người ta cũng đã từng hoài nghi vào năng lực của đội tuyển. “Nhưng chúng tôi đã lấy đoàn kết làm sức mạnh, và đã vượt qua tất cả để rồi đăng quang”, ông nói. “Tôi mong đội tuyển của Conte cũng vậy”. Đấy là lời của một người thầy với học trò, của một người đã chiến thắng với một người đang kiếm tìm danh vọng trong chặng cuối cùng của mình với ĐTQG.

Sau 10 năm, Ý bây giờ cũng khá lủng củng và bị hoài nghi như ngày ấy. Liệu họ có đủ đoàn kết, tài năng và nghị lực để tạo nên một kì tích như ngày đó, hay sẽ thất bại và rồi nhanh chóng chìm vào quên lãng, như là đội tuyển của một thế hệ vắng bóng những cầu thủ xuất sắc, những số 10 “kiểu ngày xưa”?

23 cầu thủ Ý dự EURO 2016 là những ai?

1 Buffon, 2 De Sciglio, 3 Chiellini, 4 Darmian, 5 Ogbonna, 6 Candreva, 7 Zaza, 8 Florenzi, 9 Pellé, 10 Motta, 11 Immobile, 12 Sirigu, 13 Marchetti, 14 Sturaro, 15 Barzagli, 16 De Rossi, 17 Eder, 18 Parolo, 19 Bonucci, 20 Insigne, 21 Bernardeschi, 22 El Shaarawy, 23 Giaccherini.

Theo Thethaovanhoa.vn

Let's block ads! (Why?)

Những kỷ lục và thống kê đáng chú ý ở các kỳ Copa America

Chỉ còn ít ngày nữa, Copa America 2016 sẽ diễn ra để đánh dấu sự kiện giải đấu này có tròn 100 năm tuổi đời. Sau đây là những kỷ lục và thống kê đáng chú ý ở sân chơi đã tồn tại được 1 thế kỷ.

Những kỷ lục và thống kê đáng chú ý ở các kỳ Copa America

– Đội bóng dự nhiều Copa America nhất: Uruguay (40 lần)

– Đội vô địch nhiều nhất: Uruguay (15 lần, vào các năm 1916, 1917, 1920, 1923, 1924, 1926, 1935, 1942, 1956, 1959, 1967, 1983, 1987, 1995, 2011)

– Đội vào chung kết nhiều nhất: Argentina (26 lần, vào các năm 1916, 1917, 1920, 1921, 1923, 1924, 1925, 1926, 1927, 1929, 1935, 1937, 1941, 1942, 1945, 1946, 1947, 1955, 1957, 1959, 1959 , 1967, 1991, 1993, 2004, 2007, 2015)

– Đội vào bán kết nhiều nhất: Uruguay (34 lần, vào các năm (1916, 1917, 1919, 1920, 1921, 1922, 1923, 1924, 1926, 1927, 1929, 1935, 1937, 1939, 1941, 1942, 1945, 1946, 1947, 1953, 1955,1956, 1957, 1959, 1967, 1975, 1983, 1987, 1989, 1995, 1999, 2001, 2004, 2007, 2011)

– Đội chơi nhiều trận nhất: Uruguay (184)

– Đội chơi ít trận nhất: Nhật, Jamaica (3)

– Đội thắng nhiều nhất: Argentina (111)

– Đội thua ít nhất: Chile (81)

– Đội hòa nhiều nhất: Argentina và Peru (31)

– Đội ghi nhiều bàn nhất: Argentina (422)

– Đội để thủng lưới nhiều nhất: Ecuador (296)

– Đội ghi ít bàn nhất: Jamaica (0)

– Đội thủng lưới ít nhất : Jamaica (3)

– Đội ghi trung bình nhiều bàn nhất mỗi trận: Argentina (2,44 bàn/trận)

– Đội để thua trung bình ít bàn nhất mỗi trận : Honduras (0,83 bàn/trận)

– Đội  có chuỗi vô địch liên tiếp dài nhất: Argentina (1945, 1946, 1947)

– Đội tham dự nhiều trận chung kết liên tiếp nhất: Argentina (7 trận, từ năm 1923 đến 1927)

– Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất ở các kỳ Copa America: Norberto Mendez, Zizinho (cùng 17 bàn)

– Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong 1 kỳ Copa America: Jair da Rosa, Maschio và Ambrois (cùng 9 bàn)

– Những cầu thủ ghi nhiều bàn nhất mỗi trận: Scarone, Marvezzi & Evaristo (5 bàn), Zizinho, Julinho, Héctor Castro, Maschio, Arellano, Gabino Sosa, Masantonio, JM Medina & Ambrois (4 bàn)

– Cầu thủ có nhiều pha kiến tạo nhất: Lionel Messi (9)

– Cầu thủ giành nhiều giải cầu thủ hay nhất trận đấu nhất: Lionel Messi (6)

– Trận đấu có tỷ số cách biệt nhất: Argentina 12-0 Ecuador (1942)

Theo bongdaplus

 

Let's block ads! (Why?)

Bình luận: Chiếc áo Syria

Tối qua, những người bất chấp nắng nóng đến Mỹ Đình tiếp lửa cho ĐT Việt Nam hẳn sẽ ưng cái bụng. Từ tỷ số đến lối chơi và tinh thần chiến đấu của các cầu thủ Việt Nam đều xứng đáng nhận điểm 10.

Bình luận: Chiếc áo Syria

Không thể không ưng những gì mà thầy trò ông Nguyễn Hữu Thắng đã có được tối qua. Đá với một đội mạnh nhưng ĐT Việt Nam không yếm thế. Họ chơi sòng phẳng, tưng bừng và đầy sự sáng tạo. Nếu nhìn vào kết quả, bạn không thể đòi hỏi hơn đối với ông Nguyễn Hữu Thắng và các học trò.

Chân lý thuộc về người chiến thắng. Nhưng, bóng đá không chỉ là chuyện thắng thua. Nó còn được nhớ đến bởi những giá trị nhân văn mà mỗi trận đấu có thể mang lại. Và tối qua, bỏ qua câu chuyện về chuyên môn, tôi nhớ đến dòng chữ Syria được in hoa trên lưng áo mỗi cầu thủ đội khách.

Có thể, bằng việc in chữ Syria lên áo cầu thủ thay vì những dòng chữ được chuyển tự sang Latin, LĐBĐ Syria muốn gửi đi một thông điệp: Chúng tôi đến từ Syria – một đất nước đang phải oằn mình trong cuộc nội chiến, xung đột tôn giáo, sắc tộc. Chiến tranh mang đến đau thương và bóng đá đem lại giấc mơ, hy vọng cho những người dân Syria. Và chí ít, đến nay, người ta phải nhớ một điều, bên cạnh những tin tức chiến sự về Syria, đất nước này còn có một giấc mơ mang tên World Cup.

Chúng ta nhìn thấy quá khứ của Tổ quốc thông qua những chiếc áo mà các cầu thủ Syria đang khoác lên mình. Và hơn ai hết, tuyển thủ phải trân quý những gì đang có để bắt đầu thực hiện cho mình một giấc mơ. Đó là giấc về một lối chơi mang bản sắc Việt Nam. Đó là giấc mơ trở lại đỉnh cao AFF Suzuki Cup và những cái đích lớn hơn trong tương lai không xa.

Theo bongdaplus

 

Let's block ads! (Why?)

Thêm tài năng trẻ được M.U trọng thưởng

Sau Marcus Rashford và Cameron Borthwick-Jackson, Man Utd đang tính giữ chân cầu thủ trẻ Timothy Fosu-Mensah.

 Đầu tuần này, M.U đã chính thức gia hạn hợp đồng với Marcus Rashford và Cameron Borthwick-Jackson. Kế hoạch giữ chân sao trẻ của Quỷ đỏ vẫn chưa dừng lại ở đó.

Theo tờ Goal, M.U đã đề nghị hậu vệ Timothy Fosu-Mensah ký hợp đồng mới có thời hạn 4 năm (kèm theo tùy chọn gia hạn thêm 1 năm). Trong những ngày tới, đại diện của Quỷ đỏ sẽ đàm phán với đại diện của cầu thủ trẻ người Hà Lan (công ty Stellar Group).

Thông tin ban đầu từ tờ Goal cho hay, M.U sẽ tăng lương cho Timothy Fosu-Mensah lên 20.000 bảng/tuần (tương đương với Marcus Rashford).

Timothy Fosu-Mensah là một trong những phát hiện của HLV Van Gaal mùa giải này. Mặc dù vị trí sở trường của cầu thủ này là tiền vệ nhưng anh thi đấu rất thành công trong vai trò hậu vệ cánh phải.

Cùng với Marcus Rashford và Cameron Borthwick-Jackson, Timothy Fosu-Mensah là niềm hy vọng lớn của M.U. Những người hâm mộ Quỷ đỏ hy vọng HLV Mourinho có thể tiếp nối thành công của HLV Van Gaal trong việc nâng tầm những “măng non” này.

Việc M.U gia hạn hợp đồng với đồng loạt cầu thủ trẻ cho thấy họ muốn tiếp tục phát triển theo con đường HLV Van Gaal đang xây dựng dang dở. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng với HLV Mourinho.

Theo Bongdaso.com

 

Let's block ads! (Why?)

EURO 2016, CHIẾN TRƯỜNG KHÔNG CÒN ĐẠI BÁC

Người Anh trông vào tiền đạo trẻ Harry Kane. Đức vẫn phải dựa vào lão tướng Mario Gomez. Tây Ban Nha và Italia thậm chí không có chân sút đẳng cấp thế giới. Trên chiến trường EURO 2016, chỉ còn những “họng súng” tầm tầm khi những “khẩu đại bác” như Zlatan Ibrahimovic hay Wayne Rooney đã ì ạch theo vết dấu thời gian.

THIẾU TRUNG PHONG TẦM CỠ

Những nền bóng đá lớn thường sản sinh ra các cầu thủ lớn. Nhưng ở vị trí trung phong, đó là cuộc kiếm tìm mòn mỏi của nhóm Big Five (Anh, Pháp, Italia, Đức, Tây Ban Nha). Anh trong hai thập kỷ qua chưa có ai qua được Alan Shearer. Đức khi đăng quang tại World Cup 2014 vẫn phải dùng lão tướng Klose. Tây Ban Nha không còn ai tiếp nối được David Villa hay Fernando Torres. Pháp có Benzema thì thường gây thất vọng ở các giải đấu lớn, tới EURO 2016 lại vắng mặt vì vướng bê bối cá nhân. Còn Italia, cơn khủng hoảng tiền đạo là nguyên nhân chính cho thất bại tại các giải đấu lớn gần đây.

EURO 2016 phản ánh chính xác sự thiếu hụt trầm trọng các trung phong tầm cỡ thế giới. Người sẽ đá cao nhất trên hàng công ĐT Pháp là Olivier Giroud, một chân sút chỉ ở mức khá và luôn bị nghi ngờ ở sự ổn định. Tây Ban Nha thì giao vị trí trung phong cho lão tướng sắp hết thời Aduriz. Italia là một tập hợp các tiền đạo làng nhàng như Pelle, Immobile, Eder, Zaza. Một Mario Gomez đang “dưỡng già” ở Besiktas vẫn phải gánh trọng trách thống lĩnh hàng công nhà ĐKVĐ thế giới Đức. Ở ĐT Anh, Kane và Vardy đều là trung phong giỏi nhưng chưa đủ lớn.

Giroud, Kane, Vardy, Gomez, Aduriz đều không phải là chân sút đẳng cấp cao

Không ai nghi ngờ đẳng cấp của Ibrahimovic và Rooney. Nhưng gánh nặng tuổi tác đang đẩy lùi họ vào hậu trường. Chưa kể Rooney hiện tại cũng hiếm khi được đá trung phong ở ĐT Anh. Nếu phải tìm tay săn bàn tầm cỡ nhất tại EURO 2016 thì đó là Robert Lewandowski. Tiếc rằng Ba Lan khó mà tiến sâu để tiền đạo Bayern đặt dấu ấn cá nhân.

Kể từ khi Milan Baros ghi 5 bàn tại EURO 2004, các Vua phá lưới đã giảm dần số bàn thắng. David Villa chỉ có 4 pha lập công tại EURO 2008, còn tới EURO 2012 thì có tới 6 cầu thủ cùng sở hữu 3 bàn. Đông mà không tinh, đó là hiện trạng của các tiền đạo châu Âu. Đã qua rồi cái thời những khẩu đại bác làm chao đảo EURO như Marco van Basten (EURO 1988), Alan Shearer (EURO 1996) hay Patrick Kluivert (EURO 2000).

VẮNG MỢ CHỢ VẪN ĐÔNG

Việc thiếu các trung phong tầm cỡ còn phản ánh sự chuyển dịch lối chơi tại bóng đá châu Âu. Những mẫu tiền đạo “mắc màn” trong vòng cấm ngày càng hiếm, ngược lại những tiền đạo ảo ngày càng đông. Không nhất thiết phải là trung phong, bạn vẫn có thể ghi rất nhiều bàn thắng. Thomas Mueller (Đức) hay Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha) là những trường hợp điển hình. Rất khó gọi ra vị trí chính xác của các cầu thủ này. Họ có mặt trên hàng công, di chuyển rất rộng và luôn xuất hiện ở các điểm nóng.

Bóng đá hiện đại không còn phụ thuộc quá nhiều vào các “trung phong” (striker), mà chỉ cần nâng cấp khái niệm “tiền đạo” (forward). Đó là những người biết ghi bàn (tất nhiên) nhưng ngoài ra còn biết kiến tạo, có thể dạt sang cánh, lùi thấp xuống. Tóm lại là mẫu cầu thủ tấn công đa năng kiểu Ronaldo, Griezmann. Ở ĐT Pháp, Giroud đá cao nhất nhưng vai trò lớn nhất lại thuộc về Griezmann. Hay ở ĐT Đức, Gomez đá trung phong nhưng ghi bàn thì ít mà làm tường thì nhiều. Việc làm tung lưới đối phương cứ để Mueller.

Từ góc nhìn đó, EURO 2016 vẫn là vườn hoa nhiều màu sắc của các ngôi sao tấn công hàng đầu. Griezmann, Martial, Payet (Pháp), Ronaldo (Bồ Đào Nha), Gareth Bale (Xứ Wales), Nolito (Tây Ban Nha), Sturridge, Rooney (Anh), Iniesta (Tây Ban Nha), Hazard, De Bruyne (Bỉ)…và còn rất nhiều mũi nhọn hàng đầu khác đang khát khao tỏa sáng. Giải vô địch châu Âu lần thứ 15 còn là nơi mà một thế hệ tiền đạo mới với Martial, Kane, Rashford, Morata, Coman chứng tỏ khả năng tại giải đấu lớn đầu tiên trong đời cầu thủ.

Có thể các đội tuyển châu Âu sẽ phải tiếp tục ngóng đợi các trung phong tầm cỡ. Có thể Harry Kane sẽ không tiếp nối được Wayne Rooney hay Alan Shearer trước kia. Nhưng hãy nhớ Tây Ban Nha vô địch EURO 2012 mà không có một trung phong thực thụ nào (Torres năm đó thường ngồi dự bị). Hãy để các mũi nhọn đa năng làm hết việc của trung phong.

Theo bongdaplus

 

Let's block ads! (Why?)