Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều giải pháp xây dựng chính quyền điện tử

Để xây dựng chính quyền điện tử, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai điện tử hóa bốn thành phần quan trọng là cơ quan điện tử, công chức điện tử, công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử.

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều giải pháp xây dựng chính quyền điện tử

Từ năm 2017, tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện tại các huyện, thị xã và thành phố Huế. Trung tâm phục vụ hành chính công là nơi duy nhất tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp thông tin, dịch vụ về các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện thông qua hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại…Theo đó, cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh đã được triển khai cung cấp cho người dân, doanh nghiệp các hình thức đăng ký thủ tục hành chính trực tuyến tại địa chỉ: https://ift.tt/2KLR2qz.

Thuận tiện hơn nữa là thông qua ứng dụng Dịch vụ đô thị thông minh (HUE-S) bằng điện thoại di dộng hỗ trợ cho phiên bản Android và IOS đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến, qua đó đa dạng hóa hình thức tiếp cận với dịch vụ hành chính công. Đến nay, cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cung cấp 100% dịch vụ công mức độ 2; 71,6%  dịch vụ công trực mức độ 3; 31% dịch vụ công mức độ 4. Với hệ thống này, người dân có thể thực hiện đăng ký các thủ tục hành chính, thực hiện thanh toán trực tuyến cũng như có thể đăng ký tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua Bưu điện mà không cần phải đến trực tiếp tại các Trung tâm phục vụ hành chính công.

Mô hình Cổng/Trang thông tin điện tử đa cấp, đa chiều, liên thông cấp tỉnh đến cấp xã cũng đã được tỉnh triển khai. Công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành trên môi trường điện tử tại cơ quan, đơn vị đã được đầu tư, xây dựng thông qua hệ thống trang điều hành tác nghiệp đa cấp được xây dựng theo giải pháp tập trung, tạo thành hệ thống công sở điện tử trong hệ thống cơ quan nhà nước. Thông qua hệ thống này cán bộ, công chức, viên chức, người dân có thể tương tác, làm việc khi truy cập hệ thống, nhận được thông tin ở mọi lúc mọi nơi, các ý kiến chỉ đạo điều hành được thực hiện và giám sát xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Để triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin trên, 100% hệ thống mạng tại cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng, tạo ra một hệ thống kết nối thống nhất để trao đổi dữ liệu, qua đó kết nối toàn bộ thiết bị công nghệ thông tin của các cơ quan, địa phương và đảm bảo triển khai ứng dụng chung trên môi trường mạng.

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều giải pháp xây dựng chính quyền điện tử
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (Bên trái) nhận Giấy chứng nhận xếp hạng Nhất về xây dựng Chính phủ điện tử cấp tỉnh.

Trên cơ sở những kết quả đạt được xây dựng chính quyền điện tử, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung phát triển dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) với các nhiệm vụ chính như: Xây dựng kiến trúc ICT ĐTTM; xây dựng hạ tầng nền tảng phát triển dịch vụ ĐTTM; phát triển hạ tầng xã hội phát triển dịch vụ ĐTTM; điều hành ĐTTM; xây dựng các hệ sinh thái y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, môi trường thông min; phát triển kinh tế số; xây dựng thẻ điện tử thông minh; phổ biến, hướng dẫn mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ ĐTTM...

Trong thời gian sắp tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tích cực triển khai đồng loạt và sâu rộng các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là xây dựng một chính quyền điện tử đúng nghĩa với các công chức điện tử, cơ quan điện tử, doanh nghiệp điện tử và công dân điện tử.

Doãn Phong

 

Let's block ads! (Why?)



Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :