- Doanh nghiệp CNTT Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng các vấn đề công nghệ và quản lý lỗi thời đã trở thành rào cản khiến doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi tham gia.
Các nước ASEAN họp bàn cách phát triển nội dung số bản địa
"Tuyên truyền tạo nên sự ổn định, công nghệ tạo nên sự phát triển"
TP.HCM sẽ là nơi đầu tiên được triển khai 5G
Đó là vấn đề được nêu ra tại hội thảo “Sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu: Cơ hội và thách thức” do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức ngày 22/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Việt Nam là nơi thu hút thành công các tập đoàn CNTT lớn trên thế giới như Samsung, Intel, LG, Panasonic,... Nhờ nhiều chính sách ưu đãi cho hoạt động sản xuất thuộc lĩnh vực CNTT, ngành này có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế tại Việt Nam (khoảng 20-30% mỗi năm).
Theo số liệu từ “Dự thảo Sách trắng CNTT và truyền thông 2018”, doanh thu toàn ngành công nghiệp CNTT năm 2017 đạt 91 tỉ đô la (tăng 35% so với năm 2016). Trong đó doanh thu phần cứng và điện tử đạt hơn 81 tỉ đô la (tăng 38% so với năm 2016). Ngành sản xuất phần mềm đạt tổng doanh thu 3.77 tỉ đô la năm 2017 (tăng khoảng 15% so với năm 2016) và ngành nội dung số có doanh thu 850 triệu đô la (tăng 16% so với năm 2016).
Như vậy doanh thu đến từ phần cứng và điện tử đang chiếm tỉ trọng lớn trong ngành CNTT ở nước ta. Tuy nhiên, trong số đó thì Samsung lại chiếm tỉ lệ rất lớn trong con số này (nhà đầu tư FDI này đang chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam). Nguyên nhân phần nào là do năng lực hạn chế của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT tại Việt Nam.
Hạn chế như thế nào?
Lấy dẫn chứng từ số liệu doanh nghiệp CNTT Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất của tập đoàn Samsung sẽ dễ dàng thấy rõ những hạn chế này. Samsung hiện sở hữu 4 nhà máy lớn tại Việt Nam gồm 2 ở Bắc Ninh, 1 ở Thái Nguyên và 1 ở TP.HCM, với tổng lao động Việt Nam là hơn 150.000 người. Tuy nhiên số doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi sản xuất của Samsung là không nhiều.
Hiện nay chỉ có khoảng gần 50 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung, khá thấp trong khi số doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào chuỗi này là khoảng hơn 600 doanh nghiệp CNTT. Bốn hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp CNTT Việt đó là: công nghệ lạc hậu, phương thức quản lý cũ kỹ, thiếu lao động có trình độ và kỹ năng, và nắm bắt như cầu khách hàng chưa tốt.
Đa phần các doanh nghiệp CNTT Việt Nam hiện nay đó là vẫn còn dùng những công nghệ đã lỗi thời, thiếu đồng bộ dẫn đến khó cạnh tranh về chất lượng, giá thành. Một phần nguyên nhân này đến từ vấn đề thiếu vốn đầu tư. Vấn đề quản lý cũng khó theo được yêu cầu khách hàng về quản lý chất lượng, chi phí,... do chưa mạnh dạng đầu tư áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến như PMS, LMS,...
Về vấn đề lao động, mặc dù là quốc gia có sự phát triển về CNTT tốt, nhiều người làm trong ngày này nhưng lao động có trình độ, kỹ năng, tư duy công nghiệp để vận hành các công nghệ tiên tiến là rất ít.
Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp FDI vẫn phải “kéo theo” các doanh nghiệp khác khi hoạt động, sản xuất tại Việt Nam.
Cơ hội nào cho doanh nghiệp CNTT Việt Nam?
Những năm qua, Việt Nam cũng đã có chủ trương tập trung, chú trọng phát triển giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Công nghiệp công nghệ thông tin hiện nay vẫn là ngành kinh tế phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Theo bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ Thông tin (Bộ TT&TT), để tham gia sâu vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin được coi là chìa khóa cho sự thành công.
Bà Tô Thị Thu Hương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: An Nhiên |
Theo quan điểm của Bộ TT&TT, Việt Nam sẽ cần sửa đổi các bất cập liên quan đến chính sách ưu đãi đầu tư, có cơ chế chuyển giao, hợp tác trong hoạt động nghiên cứu - phát triển của các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, Việt Nam cần hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách, đủ thẩm quyền để phát triển công nghiệp CNTT, ĐT-VT.
Trong đó, Việt nam sẽ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển Công nghiệp 4.0, sản xuất thiết bị đầu cuối và các sản phẩm thiết bị tiêu dùng, được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình Việt. Giai đoạn tới cần tập trung sản xuất thiết bị đầu cuối, thiết bị hạ tầng mạng viễn thông, IoT và các sản phẩm, giải pháp bảo đảm an toàn an ninh thông tin. Bên cạnh đó sẽ bố trí nguồn lực, chính sách ưu đãi để phát triển một số doanh nghiệp lớn có tiềm năng trở thành các Tập đoàn công nghệ của Việt Nam.
Các tập đoàn CNTT thế giới đang đầu tư tại Việt Nam cũng đã chia sẻ và đưa ra một số khuyến nghị về những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất của tập đoàn. Năm 2017, Samsung bán ra 300 triệu chiếc điện thoại thông minh thì trong số đó có đến 175 triệu chiếc được sản xuất tại Việt Nam. Một con số cho thấy cơ hội vẫn đang mở ra với Việt Nam nếu chính sách thông thoáng hơn, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư hơn.
Doanh số iPhone của Apple giảm, Foxconn cũng lao đao
Apple giảm sản lượng iPhone khiến Foxconn cũng sẽ cắt giảm 870 triệu USD chi phí của công ty và khoảng 10% nhân viên trong năm 2019.
Facebook bỏ mặc video khiêu dâm 20 triệu lượt xem "làm loạn"
Hơn 20 triệu lượt xem, 130 nghìn lượt thích, 170 nghìn bình luận, 300 nghìn chia sẻ là số tương tác mà đoạn clip khiêu dâm trần trụi trên Facebook nhận được sau 18 giờ đăng.
CEO Tim Cook: Quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân là “cần thiết”
CEO của hãng Apple dự đoán rằng các quy định mới nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng đối với các công ty công nghệ và mạng xã hội là cần thiết, “không thể tránh khỏi”.
An Nhiên