Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Slovakia – Anh: Điên cuồng ăn mừng phút bù giờ

(Slovakia – Anh, lượt 1 bảng F vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Âu) Trận đấu căng thẳng kéo dài và chỉ được định đoạt ở thời khắc hết sức muộn màng.

ĐT Anh bắt đầu chiến dịch vòng loại World Cup 2018 cũng là trận ra mắt của HLV Sam Allardyce trong khi đội trưởng Rooney cán mốc 116 trận khoác áo ĐTQG. Nhưng đúng như dự đoán, Slovakia không dễ chơi.

Lallana tỏa sáng

Suốt hiệp 1, “Tam Sư” kiểm soát hoàn toàn thế trận nhưng không thể áp sát khung thành Slovakia vốn được bảo vệ rất kín kẽ. Rooney không để lại dấu ấn, Harry Kane cô đơn, Lallana mất hút còn Sterling chỉ có vài ba nỗ lực cá nhân.

Kể cả khi Slovakia mất người từ phút 57 (đội trưởng Skrtel nhận 2 thẻ vàng), ĐT Anh vẫn bế tắc. HLV Allardyce thúc các học trò tổng tấn công và ở những giây cuối cùng, Lallana tỏa sáng với bàn thắng mang về 3 điểm cho “Tam Sư”.

Tỷ số trận đấu: Slovakia 0-1 Anh (Hiệp 1: 0-0)

Ghi bàn: Lallana 90’+5

Thẻ đỏ: Skrtel 57′

Đội hình ra sân:

Slovakia: 1 Matus Kozacik 2 Peter Pekarik 3 Martin Skrtel 4 Jan Durica 15 Tomas Hubocan 6 Jan Gregus 17 Marek Hamsik 18 Dusan Svento 20 Robert Mak 22 Viktor Pecovsky 21 Michal Duris

Anh: 1 Joe Hart 2 Kyle Walker 3 Danny Rose 5 Gary Cahill 6 John Stones 4 Eric Dier 7 Raheem Sterling 8 Jordan Henderson 10 Wayne Rooney 11 Adam Lallana 9 Harry Kane

Thông số trận đấu:

Slovakia

Thông số

Anh

1(0)

Sút khung thành

20(5)

13

Phạm lỗi

12

4

Phạt góc

9

0

Việt vị

3

36%

Thời gian kiểm soát bóng

64%

1

Thẻ vàng

0

1

Thẻ đỏ

0

4 Cứu thua 0
 

Let's block ads! (Why?)

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Đội hình trên 35 tuổi xuất sắc nhất châu Âu

Bóng đá không chỉ là nơi tranh tài của những cầu thủ trẻ mà trái lại, những lão tướng tại châu Âu vẫn có thể tập hợp với nhau tạo thành 1 đội hình rất mạnh.

Gianluigi Buffon sẽ bước sang tuổi 39 vào tháng Giêng tới nhưng anh vẫn là sự lựa chọn số 1 tại Juventus và cả ĐT Italia. Với Buffon, có lẽ tuổi tác chỉ làm tăng sự khâm phục dành cho anh chứ không phải là vật cản lớn trong sự nghiệp. Anh hoàn toàn xứng đáng đứng trong khung gỗ của đội hình lão tướng này.

Ở hàng phòng ngự, bộ đôi Andrea Barzagli và John Terry (cùng 35 tuổi) vẫn nhận sự thèm muốn của bất cứ đội bóng nào. Cả Barzagli và Terry vẫn đều đặn xỏ giầy ra sân mỗi tuần ngay cả trong những môi trường khắc nghiệt như Serie A và Ngoại hạng Anh.

Bên hành lang trái, Massimo Gobbi (35 tuổi) dù không thực sự nổi tiếng nhưng là một thương hiệu tại Serie A khi đã kinh qua một loạt CLB như Cagliari, Fiorentina, Parma và mới nhất là Chievo. Ở hướng đối diện, Hugo Campagnaro có thể chơi ổn dù hơn 3 người còn lại 1 tuổi.

Đội hình lão tướng của châu Âu

Đội hình lão tướng của châu Âu

Tuyến giữa có 2 cái tên đến từ Ngoại hạng Anh là Michael Carrick và Gareth Barry. Cùng với đó là sự xuất hiện của Tiago Mendes, người vẫn đang ngày ngày cạnh tranh 1 vị trí trong đội hình toàn sao của Atletico Madrid. Cả 3 cái tên này đều đang ở tuổi 35.

Với 3 cái tên còn lại của hàng tiền đạo, chắc chắn không thể bỏ qua Francesco Totti. Hoàng tử thành Rome dù không được thi đấu thường xuyên nhưng mỗi lần ra sân đều để lại những dấu ấn nhất định. Ở tuổi 39, mỗi bước chạy của Totti vẫn còn đầy vẻ hào hoa. Hai vệ tinh xung quanh Totti sẽ là Aritz Aduriz (35 tuổi) và Claudio Pizarro (37 tuổi). Đây đều là những sát thủ vượt thời gian tại 2 giải đấu La Liga và Bundesliga.

Theo bongdaplus

 

Let's block ads! (Why?)

Sam Allardyce, hãy cho thế giới biết ông là ai!

HLV Sam Allardyce chưa có danh hiệu lớn chẳng qua là vì ông chưa có dịp dẫn dắt một đội bóng lớn? Tất nhiên, đấy chỉ là cách nói của những ai ủng hộ Allardyce.

Vì sao các đội bóng lớn chưa bao giờ mời Allardyce cầm quân? Một phần nguyên nhân nằm ở đặc điểm chuyên môn: “Big Sam” khi nào cũng ngả về cách chơi truyền thống trên quê hương bóng đá. Một đội do HLV Pep Guardiola huấn luyện luôn giữ bóng nhiều và chuyền chính xác bao nhiêu, thì một đội do Allardyce huấn luyện cũng luôn chơi bóng dài và bổng nhiều bấy nhiêu.

Tất nhiên, đặc điểm chuyên môn trong cách cầm quân của Allardyce không nhất thiết cứ phải là ưu hay khuyết điểm. Dù sao đi nữa, ông không được rước đến M.U, Liverpool hoặc Chelsea bởi cách chơi như thế không phù hợp với đội hình đầy ắp ngôi sao, đậm đặc phẩm chất kỹ thuật của các đội bóng lớn. Allardyce thích hợp hơn với các đội bóng tầm thường về kỹ thuật. Và Tam sư là một đội như thế?

Đây chính là lúc để Big Sam lên tiếng, cho cả thế giới biết mình là ai. Bản thân ông luôn tự tin vào khả năng dẫn dắt Chelsea hoặc Real Madrid “nếu có dịp”. Thiên hạ có tin như thế hay không lại là chuyện khác. Nhưng với FA, điều quan trọng là chính các tuyển thủ Anh phải tin vào khả năng của họ. Một HLV luôn tự tin như Allardyce sẽ truyền được đặc điểm ấy cho các cầu thủ?

So với người tiền nhiệm Roy Hodgson, ít ra Allardyce cũng hơn về cá tính. Ông chẳng bao giờ thỏa hiệp, thậm chí đầu hàng dư luận, như Hodgson. Cái cách mà Allardyce gạt bỏ Dele Alli trong khi vẫn mạnh dạn dùng Harry Kane nói lên điều ấy. Tự tin và quyết đoán, nhưng Allardyce cũng khá linh động. Ông cho phép các tuyển thủ nghỉ ngơi nhiều hơn sự chờ đợi của chính họ.

Quê hương bóng đá đang cần một HLV như vậy. Còn biết tìm kiếm tài năng ở đâu khi mà cầu thủ nước ngoài đá chính tràn ngập ở Premier League, các giải VĐQG xung quanh thì hầu như không có cầu thủ người Anh. Khoan nói rộng ra danh sách đội tuyển, hoặc bên ngoài bản danh sách ấy, thậm chí ngay trong đội hình chính trên sân, thiên hạ cũng đã dễ dàng chỉ ra đâu là những cầu thủ chỉ ở đẳng cấp tầm thường.

Allardyce không thể làm cuộc cách mạng khi tiếp quản ĐT Anh “cũng chỉ những gương mặt ấy” từ người tiền nhiệm Hodgson. Không thể có những thay đổi lớn lao. Muốn nâng cao hiệu quả cho một tập thể hầu như không có nét mới, trước tiên cần một nhà cầm quân tự tin và có cá tính, như Allardyce.

Chẳng ai có thể chờ đợi màn sự trình diễn đẹp mắt, chờ những trận thắng hoành tráng hoặc chờ xem diện mạo của ứng cử viên vô địch nơi ĐT Anh. Điều thiết thực nhất mà giới hâm mộ Anh mong muốn chỉ là họ không phải xem cảnh trung phong Kane đá phạt góc mà chẳng hiểu vì sao; không phải thường xuyên xem cảnh thủ quân Wayne Rooney lăn lê bò toài; không phải xem cách đổ người như chưa hề biết bắt bóng của Joe Hart trước khung thành.

Xua được những hình ảnh “đầy ám ảnh” như thế ra khỏi ĐT Anh, thì coi như Big Sam đã… được việc rồi! Trận đấu ra mắt của ông tại Slovakia sẽ là trận đấu bắt đầu cho cả một thời kỳ mới như vậy?

Hồi năm 2010, báo chí Anh từng bầu chọn Tam sư là đội bóng gây thất vọng nhất trong năm. “Thất vọng nhất” chứ không phải là “kém nhất”. Allardyce hiểu rõ điều ấy. Trong tay ông, Tam sư sẽ phải là một đội bóng có hiệu quả, dù không hay nhưng không hề gây thất vọng?

Theo bongdaplus

 

Let's block ads! (Why?)

ĐT Pháp & dấu chân của thế hệ 1993

Sau 3 năm kể từ chức vô địch U20 World Cup, họ đang tấp nập đặt chân lên ĐT Pháp. Đó là Paul Pogba, Samuel Umtiti, Lucas Digne, Alphonse Areola và Geoffrey Kondogbia. Thế hệ 1993 được người Pháp kỳ vọng bắt đầu lên tiếng.

“SINH RA” VÀO MÙA THU 2008

Thế giới biết đến cái tên Pogba kể từ khi tiền vệ người Pháp đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất VCK U20 World Cup 2013. Đó là giải đấu mà U20 Pháp lên ngôi bằng thế hệ cầu thủ mới giàu tiềm năng. Trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, những Pogba, Zouma, Umtiti, Kondogbia, Lucas Digne, Thauvin, Areola thống trị sân chơi trẻ của bóng đá thế giới khi vượt qua U20 Uruguay trong trận chung kết.

Song với người Pháp, họ đã dõi theo bước chân của thế hệ Pogba kể từ tháng 10/2008. Tám năm trước, EURO 2008 đem lại nỗi thất vọng tột cùng khi Pháp bị loại ngay từ vòng bảng. Và thế hệ Pogba lóe lên tại Tournoi Val-de-Marne đã đem tới niềm hy vọng cho cả nền bóng đá.

Tại giải tứ hùng thường niên dành cho lứa U16, Pháp hạ gục Uruguay 2-0, thua Hà Lan 0-1 và kết thúc giải với chiến thắng vùi dập 4-0 trước Italia. “Họ thể hiện đẳng cấp vượt trội so với các đối thủ ngay từ khi còn rất trẻ”, Pascal Lafleuriel, trợ lý HLV đội U16 Pháp năm đó kể lại. Họ là Pogba, Digne, Areola và Kondogbia, bây giờ đang dưới trướng Didier Deschamps.

“Sinh ra” vào mùa Thu 2008, tỏa sáng ở U20 World Cup 2013, và bây giờ là ĐT Pháp. Đó là hành trình vươn đến màu áo Les Bleus của thế hệ 1993 với lá cờ đầu Paul Pogba. Tất nhiên trong thành phần U20 Pháp vô địch thế giới ba năm trước, vẫn còn không ít tài năng lận đận như Dimitri Foulquier, Yaya Sanogo, Axel Ngando, Naby Sarr, Florian Thauvin, Jordan Veretout.

Song với 5 cầu thủ vô địch U20 đang xuất hiện dưới màu áo ĐT Pháp, vẫn là thành quả ươm trồng đáng mừng. Xa hơn tính từ Tournoi Val-de-Marne 2008, vẫn còn 4 cầu thủ U16 nắm giữ tương lai Les Bleus. Người Pháp có quyền tự hào về hệ thống phát hiện và đào tạo cầu thủ trẻ.

THẾ HỆ “TIÊN HỌC LỄ”…

Trong đội bóng của Deschamps hiện nay, chỉ có Pogba sắm vai trụ cột. Song điều đó không có nghĩa Umtiti, Areola, Kondogbia, Digne bị gạt ra ngoài lề. Tương lai của ĐT Pháp sẽ thuộc về nhóm 1993 nếu họ tiếp tục đà trưởng thành hiện tại. Umtiti, Digne đang khẳng định tài năng trong dàn sao tầm cỡ thế giới ở Barca. Kondogbia hiện là trụ cột ở Inter. Areola được bắt chính ở PSG còn Pogba không cần bàn cãi. Họ đang làm được quá nhiều ở tuổi 23.

Điều quan trọng khiến lứa 1993 được người Pháp kỳ vọng không hoàn toàn nằm ở tài năng. Năm 2013 khi nhóm 5 cầu thủ trẻ tài năng Griezmann, M’Vila, Mavinga, Ben Yedder, Mbaye Niang bị loại khỏi đội Hy vọng (Espoir, đội U21 hoặc U23 Pháp) vì đi chơi đêm, LĐBĐ Pháp đã thay cả đội Espoirs bằng lứa 1993 của Pogba. Trong cái nhìn của FFF, thế hệ Pogba là lứa cầu thủ “ngoan” nhất so với lứa 1991 của Griezmann hay lứa 1987 của Nasri, Ben Arfa.

Pháp không thiếu tài năng trẻ, nhưng gặp vấn nạn về tư cách và bệnh ngôi sao. Thế hệ 1987 của Nasri, Benzema là những cá tính mạnh, hung hăng và nằm ngoài tầm kiểm soát của FFF. Lứa 1991 của Griezmann, M’Vila cũng không “ngoan” lên bao nhiêu, hậu quả của việc giáo dục cầu thủ bị bỏ bẵng.

Dđó, lứa 1993 của Pobga được “bao bọc” kỹ càng hơn. Họ được dìu dắt cẩn thận về lối sống và tính chuyên nghiệp ngay từ khi còn là cầu thủ U16 ở Clairefontaine. Họ được giáo dục về việc “lãnh cảm” với những đồng lương 6 chữ số trước khi thấy mình đủ lớn. Không phải vô cớ mà Umtiti mùa Hè này mới gia nhập một CLB lớn dù đã  nổi lên từ vài năm trước, hay Areola chấp nhận phiêu bạt ở các CLB Tây Ban Nha dưới dạng cho mượn.

Ngoại trừ Pogba tài năng đặc biệt, các cầu thủ sinh năm 1993 của Pháp đều đang đi từng bước cẩn thận. Đó là cơ sở để tin rằng lứa 1993 sẽ phát triển đúng hướng, như cách họ nỗ lực đi lên từ đội U16 tám năm trước.

Theo bongdaplus

 

Let's block ads! (Why?)

Mkhitaryan cần tới 10 ngày để bình phục

Tiền vệ Henrikh Mkhitaryan của Man United đã dính chấn thương đùi trong trận giao hữu mới đây giữa Armenia và CH Czech. Chấn thương này khiến ngôi sao người Armenia có nguy cơ bỏ lỡ trận derby thành Manchester.

\

Ở trận giao hữu nói trên, Mkhitaryan bị đau sau pha va chạm với hậu vệ đội trưởng Marek Suchy của CH Czech. Suchy bị trọng tài tặng cho một chiếc thẻ vàng, nhưng anh khẳng định mình không cố tình khiến Mkhitaryan dính chấn thương.

Với chấn thương vừa dính phải, Mkhitaryan đã trở về Anh và không thể tham dự trận đấu thuộc vòng loại World Cup 2018 giữa Armenia và Đan Mạch diễn ra vào tối nay.

Theo thông tin được đăng tải trên trang web chính thức của LĐBĐ Armenia, thông thường những cầu thủ dính chấn thương như Mkhitaryan sẽ cần khoảng thời gian là 10 ngày để hồi phục.

Nếu quả đúng như vậy, cựu tiền vệ Borussia Dortmund buộc phải làm khán giả ở trận derby Manchester, bởi M.U và Man City sẽ đọ sức với nhau vào ngày 10/9 tới.

Thông qua mạng xã hội Twitter, mới đây Mkhitaryan đã gửi lời cảm ơn đến các fan quan tâm và ủng hộ anh, đồng thời chia sẻ mình hy vọng sẽ tái xuất trong thời gian sớm nhất có thể.

Theo bongdaplus

 

Let's block ads! (Why?)

Derby Manchester: Pep chả ngán MU cũng đâu sợ Mou

Trận Derby Manchester (18h30, 10/9) đang nóng lên từng ngày, thế nhưng người ta nhận thấy sự bình thản đến kinh ngạc của Pep Guardiola.

Ngày trước, MU đã cố gắng tìm kiếm cho mình một chiến lược gia đại tài, một cá tính lớn để dẫn dắt đội bóng sau những thất bại của David Moyes và Van Gaal.

“Quỷ đỏ” đã gọi điện cho Pep Guardiola với hy vọng lối chơi tấn công cống hiến của mình theo đuổi bấy lâu sẽ lôi kéo được chiến lược gia này đến sân Old Trafford, thế nhưng kết quả là họ chỉ nhận sự từ chối phũ phàng. Pep đến Man City và đồng nghĩa tự biến mình thành kẻ thù của nửa đỏ thành Manchester.

Câu chuyện bắt đầu từ đó. Đến với đội chủ sân Etihad, Pep mua sắm thả ga, tung hô đội nhà lên mây và cũng… không quên “đá đểu hàng xóm”. HLV người Tây Ban Nha từng cho rằng MU chỉ được đá Europa League và so với tình hiện tại thì Man City là tốt hơn rất nhiều.

Đoàn quân của Pep đã định hình được lối chơi khá rõ nét và họ đã giành chiến thắng đậm 6-0 trước Steaua để ghi danh vào vòng bảng Champions League.

Pep Guardiola chưa bao giờ ngại MU

Như vậy Pep đã có cái đúng khi đến với Man City. Ông có một chiến dịch dài hơi và đặc biệt là đươc tham dự đấu trường C1 chứ không phải C2 như MU. Và để khẳng định lựa chọn của mình là chính xác tuyệt đối, Pep còn nhiều lý do hơn để khước từ MU.

Hãy ngược về quá khứ và ở đấu trường Champions League, nơi mà Pep Guardiola luôn có những kỷ niệm đẹp khi luôn đánh bại được MU.

Đầu tiên là trận chung kết trên sân vận động Stadio Olimpico (2008/09), những bàn thắng của Eto’o và Messi đã giúp Barca vượt qua MU giành chức vô địch Champions League. Và cũng 2 năm sau đó, lịch sử lại lặp tại Wembley (2010/11), khi mà Sir Alex Ferguson tay run lẩy bẩy không thể làm gì hơn trước sức mạnh tuyệt đối của đoàn quân của Pep Guardiola.

Với 2 lần thua trắng ở hai trận chung kết Champions League được xem như một nỗi hận khó nuốt đối với các CĐV MU và chưa kể sau này MU của David Moyes một lần nữa cũng thất thủ 1-3 trước Bayern Munich của Pep ở tứ kết Champions League mùa giải 2013/14.

Tổng cộng, MU có 3 trận thua đau trước Pep Guardiola, thế nên chiến lược gia 45 tuổi coi nhẹ MU cũng phải và kể cả trong tay “Quỷ đỏ” giờ đây đang được dẫn dắt bởi Jose Mourinho với những chiến thắng vang dội ở Premier League.

Nên nhớ, Pep không hề sợ Mourinho. HLV người Tây Ban Nha đã đánh bại được “Người đặc biệt” tới 9 lần, trong đó có 7 chiến thắng tại La Liga (gặp Real), 1 tại Champions League (gặp Inter) và 1 lần gần nhất tại Siêu Cúp Châu Âu (gặp Chelsea).

Derby Manchester: Pep chả ngán MU cũng đâu sợ Mou - 2

Cuộc đối đầu giữa Mourinho và Pep Guardiola luôn hấp dẫn

Thế nên, Pep Guardiola đang có thừa tự tin trước cuộc đấu derby Manchester vào tuần sau và sự lạc quan đó cao đến mức khi chiến lược gia này phát biểu rằng ông còn chưa xem MU thi đấu trận nào ở mùa giải này.

Tuy nhiên “anh em khinh trước, làng nước khinh sau”, có lẽ Pep Guardiola đang khá chủ quan trước những sức ép khủng khiếp đến từ đại kình địch cùng thành phố. Rất có thể ông sẽ phải trả giá nếu như đánh giá thấp một đội bóng đang cùng được 9 điểm sau 3 trận và có tinh thần cũng như sức mạnh chiến đấu đang lên cao ở thời điểm này.

MU của Mourinho sẽ không dễ bắt nạt như những người tiền nhiệm đi trước và Man City của Pep Guardiola phải rất cẩn thận nếu như không muốn ra về tay trắng trên sân Old Traffrord.

Theo 24h.com.vn

 

Let's block ads! (Why?)

Vụ Aguero bị treo giò: Nghi ngờ bóp méo sự thật

Cựu trọng tài Mark Halsey phát biểu gây sốc về công tác trọng tài Ngoại hạng Anh (NHA) khiến cho vụ Aguero bị treo giò 3 trận trước derby Manchester càng trở nên xôn xao trong dư luận.

Hôm qua, theo thông báo chính thức từ FA (LĐBĐ Anh), Aguero đã bị treo giò 3 trận vì hành vi thúc cùi chỏ vào mặt trung vệ Winston Reid của West Ham, sau khi đơn kháng án của tiền đạo Man City không được chấp nhận.

Aguero lỡ derby Manchester

Mọi chuyện chưa chắc đã gây xôn xao dư luận nếu phía trước là trận derby Manchester (18h30, 10/9) mà Man City và MU lại tranh đua quyết liệt trên BXH Ngoại hạng Anh. Hơn nữa, Aguero lại đang đạt phong độ ghi bàn cực tốt dưới triều đại Pep Guardiola (3 bàn tại giải NHA).

Nhiều fan bóng gió rằng đã có một âm mưu nào đó nhằm vào Man City. Đặc biệt các fan Man City tỏ ý bất bình: “Thực sự sốc khi FA phạt Aguero trong khi pha đánh cùi chỏ của Fellaini lại được bỏ qua” (ám chỉ hành vi của Fellaini với Zabaleta ở trận derby thành Manchester hồi tháng 3/2014).

Khi sự việc đang tạo tranh luận gay gắt sau khi bản án với Aguero được công bố, cựu trọng tài Mark Halsey tiết lộ gây sốc: Ông đã từng gặp trường hợp tương tự Aguero và buộc phải nói sai sự thật.

“Tôi đã từng ở trong tình trạng đó. Tôi chứng kiến rõ tình huống và biết ai đúng ai sai, nhưng tôi bị ép phải nói rằng không nhìn thấy gì. Tuy nhiên, tôi nghĩ chuyện này không có liên quan gì tới FA. Nó có thể bắt nguồn từ nội bộ của PGMOL (Professional Game Match Officials Limited) – cơ quan quản lý các trọng tài ở Anh”, ông Halsey viết trên Twitter.

Vụ Aguero bị treo giò: Nghi ngờ bóp méo sự thật - 2

Cựu trọng tài Halsey và dòng chia sẻ gây sốc trên Twitter

Vụ Aguero bị treo giò: Nghi ngờ bóp méo sự thật - 3

Phát biểu của cựu trọng tài Mark Halsey khiến cựu danh thủ của MU, Gary Neville bực bội: “Mark, tôi muốn biết ai bảo ông nói như vậy. Tôi đã nói chuyện với Mark và xác thực lời nói của ông ấy. Một vấn đề rất lớn”.

Theo 24h.com.vn

 

Let's block ads! (Why?)