Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Trực tiếp Thanh Hóa vs Đà Nẵng: Xứ Thanh khát điểm

 - VietNamNet cập nhật trực tiếp 2 trận đấu sớm vòng 13 Nuti Cafe V-League: FLC Thanh Hóa - SHB Đà Nẵng và Sanna Khánh Hòa - XSKT Cần Thơ, vào lúc 17h chiều nay.

Lịch thi đấu vòng 13 V-League:

FLC Thanh Hóa,Bùi Tiến Dũng,SHB Đà Nẵng

*Liên tục cập nhật...

 

Let's block ads! (Why?)



Sếp bự Pháp bị... cấm cửa, Hazard ăn nhiều là phạt!

- Chủ tịch LĐBĐ Pháp cũng bị... cấm cửa vào nơi đóng quân của thầy trò Deschamps, nhà Vua Bỉ Philppe dặn Hazard chớ ăn nhiều hamburger, Messi ở chỉ cách Ronaldo 30km, Rô "béo" dự lễ khai mạc World Cup 2018...

Tuyển Pháp: Sếp bự cũng bị... cấm cửa

Pháp,Bỉ,khai mạc World Cup,Messi,Ronaldo
Sếp bự cũng không thể vào lại khách sạn tuyển Pháp, khi mà để quên thẻ

Chuyện thật tưởng như đùa, nhưng nơi đóng quân của tuyển Pháp nghiêm ngặt đến nỗi, Chủ tịch LĐBĐ Pháp, Noel Le Graet cũng không thể bước chân vào, dù trước đó ông có mặt ở trong đó.

Lý do, khi ra ngoài, vị sếp bự này đã quên mang thẻ và kết quả sau đó ông bị lực lượng bảo vệ cổng từ chối!

Nơi đóng quân tuyển Pháp nằm tách biệt trong một khu rừng, có đội ngũ an ninh bảo vệ chu đáo, bị nghiêm cấm chụp hình từ ngoài cổng. HLV Deschamps muốn học trò được thoải mái, có sự chuẩn bị tốt nhất trên đất Nga.

Rô "béo" làm khách mời khai mạc World Cup 2018

Người ngoài hành tinh Ronaldo sẽ có mặt tại lễ khai mạc World Cup 2018, diễn ra tại Nga vào thứ Năm, 14/6 tại sân Luzhniki của Moscow. Ca sĩ Robbie Williams sẽ hòa cùng giọng nữ cao của chủ nhà, Aoda Garifullinia bài hát World Cup năm nay.

Lễ khai mạc sẽ được bắt đầu trước 30 phút của trận khai màn giải, Nga vs Saudi Arabia lúc 22h00 ngày 14/6.

Nhà Vua Bỉ dặn Hazard đừng ăn nhiều hamburger!

Pháp,Bỉ,khai mạc World Cup,Messi,Ronaldo
Nhà Vua Bỉ động viên Hazard và đồng đội trước chiến dịch chinh phục World Cup 2018

Vua Philippe của Bỉ đã đến thăm và động viên Hazard cùng đồng đội trước khi lên đường sang Nga chinh phục World Cup 2018. Ông mang lại không khí đầy vui vẻ cho đội bóng.

Nhà vua nhấn mạnh sẽ luôn sát cánh cùng đội tuyển và nhắn nhủ Bỉ luôn chơi bóng bằng tinh thần đồng đội cao nhất.

Ông còn hỏi "tóc xù" Fellaini, liệu có... xuống tóc nếu đội nhà giành chiến thắng ở Nga và dặn Eden Hazard: đừng ăn quá nhiều hamburger!

Messi và Ronaldo chỉ cách nhau 30km!

Pháp,Bỉ,khai mạc World Cup,Messi,Ronaldo
Messi và Ronaldo một lần nữa lại tranh đua quyết liệt

Họ cùng chơi ở La Liga và luôn bị đem ra so sánh cùng nhau, nên khi đến Nga chuẩn bị cho World Cup, Messi và Ronaldo cũng ở rất gần nhau.

Cụ thể, trại đóng quân của Messi cùng Argentina chỉ cách nơi tập trung của Ronaldo và tuyển Bồ Đào Nha có 30km!

Dù cách nhau hơn 2 tuổi nhưng đây được xem như World Cup cuối cùng cho cả 2, và họ cùng gặp khó như nhau.

L.H

 

Let's block ads! (Why?)



Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Mua máy tính mới tại Việt Nam, chỉ 4 phút sau là nhiễm mã độc

 Nhiều người dính mã độc vì mua nhầm phần mềm antivirus. Khi tiến hành thử nghiệm, chỉ mất 4 phút để một chiếc máy tính mới mua bị nhiễm virus tại Việt Nam.

Chiều 11/6, tại Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm về việc Nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Tại đây, nhiều chuyên gia và các nhà quản lý đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị, qua đó cho thấy thực trạng đáng báo động của vấn nạn lây lan mã độc tại Việt Nam.

Nhiều người dính mã độc vì mua nhầm phần mềm antivirus

Thời gian qua, tình hình an toàn thông tin Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong năm 2016 và  2017, một số cuộc tấn công mạng sử dụng phần mềm độc hại (mã độc) làm thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam.

Tính đến hết tháng 4/2018, Cục An toàn thông tin (ATTT) - (Bộ Thông tin & Truyền thông) ghi nhận, có khoảng 13 triệu lượt địa chỉ IP của Việt Nam truy cập đến các tên miền hoặc IP phát tán, điều khiển mã độc trên thế giới. Khoảng 380.000 địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong danh sách đen của các tổ chức quốc tế.

Mã độc,Bảo mật,An toàn thông tin,An ninh mạng,Virus,Internet,Máy tính,USB
Buổi tọa đàm về việc Nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại theo Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Trọng Đạt

Đầu tháng 5/2018, chỉ vài ngày sau khi 2 lỗ hổng nguy hiểm có mã lỗi quốc tế là CVE-2018-10561 và CVE-2018-10562 nằm trong thiết bị định tuyến (home router) được công bố, kẻ xấu đã lợi dụng chúng để khai thác, kiểm soát các thiết bị bởi ít nhất 5 mạng Botnet gồm Mettle, Muhstik, Mirai, Hajime và Satori. Trong đó, mạng botnet Mettle được cho ra đang sử dụng công cụ kiểm soát, điều khiển mã độc và rà quét mạng Internet lưu trữ trên máy chủ có địa chỉ IP tại Việt Nam.

Trước thực tiễn về các nguy cơ mất an toàn thông tin từ mã độc, ngày 25/5/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - Cục trưởng Cục ATTT: “Thực trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam hiện đang rất báo động, các cơ quan chức năng ghi nhận nhiều trường hợp tấn công mã độc mà giải pháp đã có nhưng không phản ứng kịp thời trong việc phát hiện cũng như phân tích, gỡ bỏ".

Mã độc,Bảo mật,An toàn thông tin,An ninh mạng,Virus,Internet,Máy tính,USB
Ông Nguyễn Thanh Hải - Cục trưởng Cục ATTT chia sẻ về thực trạng tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt 

Người đứng đầu Cục ATTT cho rằng, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Đó là tỷ lệ sử dụng phần mềm bản quyền nói chung và phần mềm diệt virus bản quyền nói riêng còn thấp. Một số trường hợp mua phần mềm diệt virus không đúng loại, mua nhầm bản Antivirus thay vì bản Internet Security.

“Theo thiết kế của nhà sản xuất, phiên bản Antivirus không có tính năng tường lửa, không chống virus lây nhiễm qua mạng và chỉ dành cho máy không nối mạng. Việc sử dụng nhầm phần mềm diệt virus khiến máy tính nối mạng không được bảo vệ hiệu quả và gây lãng phí”, ông Nguyễn Thanh Hải cho biết.

Mua máy tính mới tại Việt Nam, chỉ 4 phút sau là nhiễm mã độc

Theo chuyên gia bảo mật Trần Quang Hưng (Cục ATTT), ngành công nghiệp mã độc phát triển tới mức có cả những công ty lớn như những tập đoàn công nghệ. Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về phần mềm độc hại, trong đó virus chỉ là một phần nhỏ.

Việt Nam luôn được xếp vào top những nước bị lây nhiễm mã độc hàng đầu trên thế giới. Nước ta cũng nằm trong số các thị trường tiềm năng nhất thế giới về kinh doanh mã độc, vị chuyên gia bảo mật chia sẻ.

Theo ông Hưng, việc phòng chống mã độc không phải là công việc riêng của Cục ATTT hay các doanh nghiệp sản xuất phần mềm diệt virus mà là công việc của tất cả mọi người.

Mã độc,Bảo mật,An toàn thông tin,An ninh mạng,Virus,Internet,Máy tính,USB
Theo chuyên gia bảo mật Trần Quang Hưng (Cục ATTT), nhận thức về các nguy cơ mất ATTT đối với phần đông người Việt Nam còn chưa cao. Tỷ lệ sử dụng phần mềm bản quyền nói chung và phần mềm diệt virus, malware có bản quyền nói riêng còn thấp. Ảnh: Trọng Đạt

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng phòng chống mã độc của Bkav cho biết, mã độc ở Việt Nam có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất là mã độc liên quan đến USB, mã độc đào tiền ảo, các phần mềm gián điệp và virus mã hoá dữ liệu.

Đối với virus qua USB, mỗi năm trung bình có 80% USB tại Việt Nam nhiễm virus ít nhất 1 lần trong năm. Điều này khiến cho 1,2 triệu máy tính nhiễm virus USB.

Nguyên nhân của thực trạng này bởi người dùng luôn tin tưởng dữ liệu trên USB là của mình chứ không phải download từ nơi khác. Tâm lý đề phòng của người dùng ở mức thấp, do đó USB là con đường lây nhiễm virus nhiều nhất, ông Vũ Ngọc Sơn chia sẻ.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, có tới 735.000 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus đào tiền ảo. Các virus này không xoá dữ liệu nhưng chiếm quyền điều khiển và biến máy tính thành máy đào. Điều này là do lỗ hổng SMB, loại lỗ hổng được mã độc WannaCry sử dụng.

Mã độc,Bảo mật,An toàn thông tin,An ninh mạng,Virus,Internet,Máy tính,USB
Bà Trần Kim Phượng, đại diện Hiệp hội ATTT Việt Nam chia sẻ các giải pháp của Hiệp hội để tăng cường ATTT trước các nguy cơ đến từ mã độc. Ảnh: Trọng Đạt 

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, khi Bkav mua một chiếc máy tính mới và tiến hành thử nghiệm, chỉ sau 4 phút chiếc máy tính này đã bị nhiễm virus. Điều này cho thấy khả năng nhiễm virus tại Việt Nam là rất cao.

Với phần mềm gián điệp, khi máy tính bị lây nhiễm, nó sẽ ăn cắp dữ liệu cá nhân, cookie, tài khoản mail, tài khoản ngân hàng. Nguyên nhân vì chúng ta cài các phần mềm không rõ nguồn gốc. Chúng sẽ cài thêm các phần mềm khác và khiến máy tính của chúng ta bị lây nhiễm. Các dữ liệu này được sử dụng hoặc bán cho các công ty quảng cáo.

Không kém phần nguy hiểm là mã độc tấn công APT. Đây là hình thức tấn công bằng email chứa file văn bản. Kẻ xấu giả làm người quen và gửi email kèm file văn bản. Khi người dùng mở file đính kèm, máy tính sẽ vô tình bị nhiễm mã độc. Điều này là được thực hiện nhờ một lỗ hổng có trên công cụ Office.

Theo vị Phó chủ tịch Bkav, nguyên nhân của tình trạng này bởi nhận thức về an ninh mạng, virus máy tính tại Việt Nam tuy đã nâng cao nhưng chưa biến thành hành động cụ thể. Tỷ lệ máy tính sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền còn thấp. Do đó, máy tính của người dùng không được bảo vệ tự động khi có virus xâm nhập qua đường USB, truy cập web, mở file từ email.

Vị chuyên gia bảo mật này cho rằng, để giải quyết tình trạng trên, người dùng cần sử dụng phần mềm diệt virus, liên tục cập nhật các bản vá và tạo môi trường cách ly an toàn khi tải file mở từ Internet.

Trọng Đạt

500.000 thiết bị router đang lây nhiễm mã độc nguy hiểm

500.000 thiết bị router đang lây nhiễm mã độc nguy hiểm

Một loại mã độc nguy hiểm đang lây lan tới khoảng hơn 500 ngàn thiết bị router của người dùng cá nhân và các công ty, theo cảnh báo mới đây của Cisco.

Việt Nam tổ chức diễn tập phòng chống mã độc đào tiền ảo

Việt Nam tổ chức diễn tập phòng chống mã độc đào tiền ảo

Trong 2 năm 2017-2018, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các loại hình mã độc đào tiền ảo. Theo các chuyên gia, có tới hơn một nửa số máy tính tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng để các mã độc đào tiền ảo khai thác.

Mã độc FacexWorm đang lây lan qua Facebook Messenger

Mã độc FacexWorm đang lây lan qua Facebook Messenger

Các nhà nghiên cứu bảo mật của Trend Micro vừa đưa ra lời cảnh báo người dùng về một loại mã độc mới, chuyên đánh cắp thông tin đăng nhập, đang lây lan rất nhanh qua Facebook Messenger.

Kỹ sư Microsoft chủ mưu dùng mã độc tống tiền

Kỹ sư Microsoft chủ mưu dùng mã độc tống tiền

Kỹ sư Raymond Uadiale 41 tuổi làm việc Microsoft đóng vai trò chính trong hàng loạt cuộc tấn công mã độc tống tiền thu được của nạn nhân khoảng 130.000 USD

 

Let's block ads! (Why?)



Đội tuyển Việt Nam có quân xanh “xịn” trước AFF Cup 2018

 - Thầy trò HLV Park Hang Seo sẽ được hỗ trợ tối đa khi tập huấn tại Hàn Quốc và Qatar chuẩn bị cho hai chiến dịch quan trọng AFF Cup 2018 và VCK Asian Cup 2019.

Đó là kết quả đến từ buổi làm việc giữa Phó chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn và lãnh đạo LĐBĐ Hàn Quốc, LĐBĐ Qatar bên lề cuộc họp Thường vụ của LĐBĐ châu Á, đang diễn ra tại Nga.

Trao đổi với Chủ tịch LĐBĐ Hàn Quốc Chung Mong Gyu và Phó chủ tịch LĐBĐ Qatar Soud Aziz Mohannadi tại buổi làm việc, Phó chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn đã cảm ơn những hỗ trợ tích cực từ phía LĐBĐ Hàn Quốc và LĐBĐ Qatar trên cơ sở thỏa thuận hợp tác cũng như ghi nhớ hợp tác với LĐBĐ Việt Nam thời gian qua, giúp các đội tuyển của Việt Nam có thêm những điều kiện thuận lợi trong công tác chuẩn bị trước các giải đấu quốc tế.

Đội tuyển Việt Nam,VFF,HLV Park Hang Seo,AFF Cu
Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn tích cực làm việc với các liên đoàn bóng đá quốc tế để đội tuyển Việt Nam có điều kiện tập huấn tốt nhất

Phó chủ tịch thường trực VFF Trần Quốc Tuấn chia sẻ, năm 2018 bóng đá Việt Nam thực hiện rất nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó trọng tâm là ĐTQG Việt Nam với 2 mục tiêu lớn đó là AFF Cup 2018 và VCK Asian Cup 2019.

Để chuẩn bị cho 2 mục tiêu này, VFF đã cùng với Hội đồng HLV QG và BHL đội tuyển xây dựng kế hoạch hoạt động từ rất sớm, với quan điểm sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo đội tuyển sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất.

Riêng với kế hoạch tập huấn tại nước ngoài, được sự hỗ trợ của LĐBĐ Hàn Quốc, thầy trò HLV Park Hang-seo sẽ có 1 đợt tập huấn kéo dài từ ngày 17/10 đến 28/10 tại Trung tâm tập huấn quốc gia Paju (Trung tâm tập huấn lớn nhất Hàn Quốc) để chuẩn bị cho AFF Cup 2018.

Tại đây, đội tuyển sẽ có khoảng 3 trận đấu tập để thử nghiệm nhân sự với các “quân xanh” chất lượng do LĐBĐ Hàn Quốc sắp xếp.

Đội tuyển Việt Nam,VFF,HLV Park Hang Seo,AFF Cu
Tuyển Việt Nam sẽ có những trận giao hữu chất lượng ở Hàn Quốc và Qatar

Đối với VCK Asian Cup 2019, VFF cũng nhận được sự hỗ trợ của LĐBĐ Qatar, tạo điều kiện cho đội tuyển tập huấn thích nghi với khí hậu vùng tây Á và thi đấu 1 trận giao hữu tại Qatar nhằm hoàn thiện những mảnh ghép cuối cùng trước khi bước vào tranh tài tại đấu trường châu lục.

Các lãnh đạo của LĐBĐ Hàn Quốc và LĐBĐ Qatar đánh giá cao và rất ấn tượng với những bước tiến bộ vượt bậc của bóng đá Việt Nam trong những năm gần đây, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục dành sự ủng hộ tối đa đối với các chương trình phát triển bóng đá của Việt Nam, trong đó có công tác của các đội tuyển quốc gia.

Được biết, bên cạnh việc hỗ trợ cho ĐTQG Việt Nam tập huấn trước thềm VCK Asian Cup 2019, LĐBĐ Qatar cũng khẳng định kế hoạch sẽ mời ĐT U19 Việt Nam sang tham dự giải Tứ hùng nhằm giúp thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn có những trận đấu giao hữu quan trọng trước khi di chuyển sang Indonesia tham dự VCK U19 châu Á 2018.

S.N

 

Let's block ads! (Why?)



Tương lai Mytel từ câu chuyện của dancer xinh đẹp người Myanmar

TVC thương hiệu thường nói về mơ ước có tính biểu tượng mà thương hiệu đó muốn đạt được trong tương lai. Nhưng với Mytel - mạng di động quốc tế thứ 10 của Viettel, thì đó đã là một phần của hiện thực.

Câu chuyện xúc động về cô gái sống ở miền núi Myanma

Trong lễ khai trương Mytel (thương hiệu của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội- Viettel tại Myanmar) ngày 9/6/2018, nhiều người tham dự khá xúc động khi xem clip thương hiệu của mạng di động mới. Đó là câu chuyện về một cô gái sống ở miền núi xa xôi của Myanmar, mơ ước làm dancer nổi tiếng nhưng gặp rất nhiều khó khăn khi lên thành phố học tập.

vietnamnet
Dancer trong clip thương hiệu cũng xuất hiện tại buổi lễ khai trương Mytel để “kể câu chuyện của mình”. Ảnh: Trần Thọ

Vào lúc khó khăn nhất, khi mọi việc tưởng lâm vào bế tắc bởi đến chiếc váy trình diễn cô dự định sẽ mặc trong buổi thi cũng bị rách, cô nhận được cuộc gọi video call từ quê nhà. Đây là một điều rất khó tin bởi đó là một vùng quê nghèo, hẻo lánh mà khi cô gái lên thành phố, gia đình còn chưa có điện thoại di động và tất nhiên là không thể biết gọi video call.

Thế nhưng, cuộc gọi video call đó là thực tế khó tin do vùng quê xa xôi đã được phủ sóng 4G của một mạng di động mới và gia đình cô gái đã được dùng smartphone với giá rẻ.

Sự vui vẻ và lạc quan qua nét mặt, cử chỉ của người mẹ từ cuộc gọi video đã truyền tới cho cô gái một niềm cảm hứng lớn và cô gái đã vượt qua được một khúc quanh của đời mình.

Công nghệ có thể tạo ra sự thay đổi lớn

Đó là câu chuyện thể hiện mơ ước của thương hiệu di động mới ra mắt: công nghệ có thể tạo ra sự thay đổi lớn, truyền đi cảm xúc và tiếp thêm sức mạnh cho người dân Myanmar. Đó cũng chính là chủ đề của lễ ra mắt mạng di động thứ 4 (Mytel) của đất nước chùa vàng: “Empower me, empower Myanmar”.

vietnamnet
Ở những vùng xa xôi, hẻo lánh của Myanmar, sóng 4G của Mytel cũng đã phủ tới.

Nhưng đó không chỉ là một câu chuyện thương hiệu thể hiện mơ ước của những người Mytel ở buổi khai trương, đó là sự thật đang xảy ra trên đất nước này. Những người Việt Nam đến Myanmar và cùng với những người dân nơi đây hiện thực hoá điều đó.

Tại nhiều vùng núi xa xôi của đất nước chùa vàng, sóng 4G của Mytel đã phủ tới và người dân nơi đây có thể dùng những chiếc smartphone của mình để gọi video call miễn phí. Đây là điều không thể tin được khi chỉ vài năm trước đó, khi thị trường viễn thông Myanmar chưa mở cửa, giá của một chiếc sim di động lên tới 2.000 USD và sóng 2G mới được phủ loanh quanh ở các thành phố lớn.

Và chỉ hơn một năm trước, khi thị trường đã có 3 nhà mạng, người dân làng Thadon, huyện Thadog, bang Mon (Mon state), người dân vẫn phải đi hơn 10km để vào thị trấn mới có thể dùng Internet tốc độ cao. Giờ đây, với mạng 4G của Mytel, họ đã được truy cập Internet băng rộng trên smartphone tại làng của mình với tốc độ cao nhất xấp xỉ 50 MB/s.

Cũng vì thế mà dù chưa khai trương, các điểm bán lưu động của Mytel tại nhiều nơi trên khắp Myanmar đã được quây kín bởi người dân. Họ tò mò về một mạng di động mới nhưng mang công nghệ cao 4G phủ đến cả vùng sâu vùng xa, miền núi… nơi mà chưa có nhà mạng nào muốn đầu tư cho Internet băng rộng.

Tuy nhiên, mối quan của người dân Myanmar tới mạng 4G của  Mytel không chỉ đến từ việc nhà mạng này đầu tư nhanh, lớn và quyết liệt. Nó đến từ nhu cầu đang nhảy vọt của người dân nơi đây với Internet băng rộng di động mà các nhà mạng khác đầu tư chưa tốt.

Sau 3 năm mở cửa thị trường viễn thông, tỷ lệ phổ cập điện thoại di động của người dân Myanmar đã lên tới 90% và tới 80% trong số đó dùng smartphone. Đây có thể coi là tốc độ phổ cập smartphone kỷ lục của thế giới. Chưa hết, hầu hết người dân Myanmar đều dùng smartphone 2 sim 2 sóng, “nghiện” dùng facebook cũng như các ứng dụng OTT và rất quan tâm đến giá cước cũng như khuyến mại.

Tại nhiều vùng ở Myanmar, các nhà mạng vẫn chưa kịp đầu tư lớn cho hạ tầng mạng 3G và rất ít hoặc không có trạm 4G. Đó là lý do dẫn đến “cơn khát” Mytel tại Myanmar khi nhà mạng này cung cấp dịch vụ 4G rộng khắp với giá siêu rẻ và khuyến mại thẻ nạp 100% liên tục.

Giấc mơ tiếp thêm sức mạnh cho người dân và đất nước Myanmar của những người Mytel đã đi được những bước hào hứng đầu tiên. Và phía trước vẫn còn rất nhiều mục tiêu để Mytel chinh phục.

Nguyễn Long

 

Let's block ads! (Why?)



Salah dọa rời Liverpool, Real cướp Milinkovic-Savic trước mũi MU

 - Mohamed Salah đang ủ mưa đào tẩu khỏi Anfield sau khi Liverpool không mua được Fekir. Real Madrid trả giá 132 triệu bảng đưa Milinkovic-Savic về Bernabeu... là những tin chuyển nhượng mới nhất tối 11/6.

Sau mùa giải cực kỳ thành công trong màu áo Liverpool, Salah nhận được sự quan tâm lớn từ hai đại gia ở La Liga là Real Madrid và Barcelona.

Salah,Liverpool,Real Madrid,MU,Milinkovic-Savic
Salah muốn tăng quyền uy ở Liverpool

Theo nguồn tin từ Don Balon, Salah khá giận dữ sau khi lãnh đạo The Kop hủy hợp đồng với tiền vệ Nabil Fekir giờ chót. Ngôi sao người Ai Cập còn dọa chia tay đội chủ sân Anfield hè này.

Salah tin rằng, Fekir sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho mặt trận tấn công của Liverpool. Dẫu vậy, đội bóng vùng Merseyside đã rút lui khỏi thương vụ sau khi phát hiện ra tiền sử chấn thương đầu gối của Fekir.

Hiện Mohamed Salah muốn tăng tầm ảnh hưởng cá nhân tại sân Anfield. Thế nên, anh không ngần ngại thách thức BLĐ Liverpool chiêu mộ thêm cầu thủ chất lượng, nếu không anh sẽ gia nhập Real hoặc Barca.

Lực lượng The Kop vẫn khá mỏng, khó lòng cạnh tranh được với các đối thủ trong chặng đua marathon kéo dài ở Ngoại hạng Anh. Nhận biết điều đó, HLV Klopp đã tiến hành tuyển quân rất sớm, với 2 tân binh trên hàng tiền vệ là Fabinho và Naby Keita.

Real Madrid chi lớn giành Milinkovic-Savic

Đội bóng Hoàng gia muốn đánh bật MU ra khỏi cuộc đua giành chữ ký tiền vệ Sergej Milinkovic-Savic (Lazio) với lời đề nghị lên đến 132 triệu bảng.

Salah,Liverpool,Real Madrid,MU,Milinkovic-Savic
Real nhảy vào cuộc đua giành Milinkovic-Savic

Trước đó, lãnh đạo Quỷ đỏ đã tiếp cận và dạm mua cầu thủ trẻ đang lên của Serbia. Tuy nhiên, nhật báo Il Messaggero cho hay, Real Madrid sẵn sàng trả mức giá cao hơn để nhận được cái gật đầu từ phía Lazio.

Đến hiện tại, nhà ĐKVĐ Champions League vẫn chưa bổ nhiệm thuyền trưởng mới, nhưng chủ tịch Perez muốn Milinkovic-Savic trở thành tân binh đầu tiên của Real hè này.

Cũng theo Il Messaggero, đội bóng Hoàng gia chấp nhận trả mức phí 132 triệu bảng, cộng thêm khoản phụ phí 17,6 triệu bảng cho đội bóng ở Italia.

Tại Bernabeu, Milinkovic-Savic sẽ nhận mức lương 5,3 triệu bảng/năm trong hợp đồng kéo dài 5 năm. Con số trên sẽ còn tăng thêm theo từng khoảng thời gian trong hợp đồng.

* Anh Tuấn

HAGL: Công Phượng, Xuân Trường đã "chuyền", bầu Đức hãy "dứt điểm"!

HAGL: Công Phượng, Xuân Trường đã "chuyền", bầu Đức hãy "dứt điểm"!

Đội bóng phố Núi đã chấm dứt mạch trận trong mơ của mình bằng thảm bại ở sân Cẩm Phả tại vòng 12 V-League. Đây không phải điều quá bất ngờ, khi thực tế lực của HAGL cũng chỉ có thế...

Có bản quyền World Cup, VTV vẫn "ngồi trên đống lửa"

Có bản quyền World Cup, VTV vẫn "ngồi trên đống lửa"

Ông Nguyễn Hà Nam - Trưởng ban Thư ký biên tập, đại diện phát ngôn Đài truyền hình Việt Nam (VTV) lo ngại về vấn đề vi phạm bản quyền ở Việt Nam, có thể làm FIFA dừng sóng World Cup 2018 bất cứ lúc nào.

MU gây náo loạn thầu ký Mbappe, Real cược Asensio lấy Salah

MU gây náo loạn thầu ký Mbappe, Real cược Asensio lấy Salah

MU gây náo loạn chuyển hướng ký Kylian Mbappe, Real Madrid chi bạo 88 triệu bảng, cược thêm Asensio để lấy Mohamed Salah là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 11/6.

 

Let's block ads! (Why?)



Bản quyền World Cup 2018 được 'giải cứu' như thế nào?

Sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn là chất xúc tác quan trọng giúp VTV dứt điểm thành công thương vụ mua bản quyền World Cup 2018 tại Việt Nam. Chỉ đến khi thương vụ hoàn tất và được công bố chính thức, cái tên Viettel mới xuất hiện.

Phút bù giờ ngẹt thở của bản quyền World Cup 2018

Nếu câu chuyện bản quyền World Cup ở Việt Nam là một trận cầu thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp chính là bàn thắng phút bù giờ mang về chiến thắng ngẹt thở.

vietnamnet

Khoảng 2 tuần trước, câu chuyện bản quyền World Cup bắt đầu “nóng” lên ở Việt Nam. Các tờ báo đồng loạt đưa tin VTV chưa đàm phán được bản quyền World Cup, giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh có thể vắng mặt tại Việt Nam lần đầu tiên sau 36 năm.

Nhưng mối lo lắng ở thời điểm ấy vẫn chưa phải quá lớn. Bởi cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng chưa sở hữu bản quyền World Cup. Người Việt cũng đã quá quen với giải đấu này. Suốt gần 3 thập kỷ qua, World Cup chưa từng vắng mặt ở Việt Nam. Phần lớn người Việt đều tin rằng World Cup sẽ trở lại như đã luôn như vậy suốt nhiều năm qua.

vietnamnet

Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ. Sự phát triển vũ bão của công nghiệp bóng đá khiến giá bản quyền World Cup không ngừng tăng lên. Năm 2006, Việt Nam chỉ tốn 2 triệu USD để sở hữu bản quyền giải đấu. Con số ấy tăng lên 2,7 triệu USD và 7 triệu USD trong các năm 2010 và 2014.

Mức tăng giá phi mã của bản quyền World Cup tạo áp lực rất lớn lên VTV. Những tin đồn bắt đầu lan rộng. Người ta bắt đầu nói về một mùa Hè vắng bóng World Cup. Ngày 5/6, “quả bom” chính thức được kích nổ khi trưởng Ban thư ký biên tập Nguyễn Hà Nam (VTV) xác nhận quá trình đàm phán đang gặp khó khăn. Ông Nam tuyên bố VTV có thể lỗ tới 90 % khi thực hiện thương vụ và sẽ không mua bản quyền World Cup “bằng bất cứ giá nào”.

Với tuyên bố này, bức tranh về bản quyền khá u ám bởi người hâm mộ thấy VTV “đơn độc trong cuộc chiến” khi World Cup chỉ còn cách 9 ngày. Trên thực tế, ít người biết rằng câu chuyện bản quyền đã có phương án học theo mô hình quốc tế.

Các doanh nghiệp đã tham gia như thế nào?

18h30 ngày 8/6, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua bản quyền truyền thông World Cup 2018 với FIFA. Thông báo của VTV kết thúc một quá trình đàm phán đã kéo dài suốt cả năm trời và vấp phải muôn vàn khó khăn. Thông báo ấy giúp Việt Nam trở thành quốc gia cuối cùng trên thế giới sở hữu bản quyền truyền hình World Cup.

Trên thực tế, việc các doanh nghiệp cùng nhau phối hợp để đưa bản quyền World Cup về phát sóng là mô hình được tiến hành ở Thái Lan và Singapore trước đó. Tại Thái Lan, 9 công ty đã lập nhóm để đàm phán bản quyền World Cup 2018. Quỹ này do King Power - doanh nghiệp của ông chủ sở hữu CLB Leicester tại Premier League - đứng đầu. Tổng số tiền mà 9 công ty này bỏ ra để có bản quyền phát sóng World Cup 2018 rơi vào khoảng 1,4 tỉ baht Thái (khoảng 43,7 triệu USD).

Singapore cũng mua được bản quyền với giá 18,8 triệu USD bằng sự hợp sức của ba hãng truyền thông lớn là Mediacorp, Singtel và StarHub.

Ở Việt Nam, khi gặp với vấn đề với số tiền bản quyền ban đầu lên tới 15 triệu USD, VTV cũng loay hoay khi tìm đối tác để học mô hình của Thái Lan hay Singapore. Lý do là khác với các nước trong khu vực, VTV không thể trao đổi đủ quyền lợi thương mại tương ứng với số tiền mà các doanh nghiệp bỏ ra. Để tham gia vào cuộc chơi này, doanh nghiệp đồng hành trước tiên phải chấp nhận “phục vụ cộng đồng” hay nói cách khác là không thể có được quyền lợi thương mại tương ứng với công sức và số tiền bỏ ra.

Khi chỉ còn vài tháng nữa là đến World Cup, VTV đã tìm được một số đối tác phù hợp. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho thương vụ này.

Sau những tháng đàm phán căng thẳng với Infront Sports & Media, vốn nổi tiếng là rắn và ít chịu nhượng bộ, cuối cùng, câu chuyện bản quyền World Cup 2018 đã được giải.

Như vậy, mấu chốt của việc “giải cứu” bản quyền truyền hình World Cup năm 2018 không nằm ở trao đổi quyền lợi tương đương như những kỳ World Cup trước đó. Dù học theo mô hình quốc tế, việc “giải cứu” ở Việt Nam chỉ thành công khi VTV tìm ra những doanh nghiệp có tâm, luôn cam kết đóng góp cho cộng đồng. Họ chỉ xuất hiện vào phút chót, khi mọi việc đã hoàn tất và hàng chục triệu người hâm mộ Việt Nam chắc chắn được thưởng thức 64 trận cầu đỉnh của bóng đá thế giới.

Với câu chuyện về bản quyền truyền hình nói chung, đây là một mô hình mới, cần được nhân rộng trong thời gian tới với sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp lớn, có tâm và ngay từ đầu. Cuối cùng, khán giả xem truyền hình sẽ là người được hưởng lợi khi mà có thêm nhiều “mạnh thường quân” quan tâm đến lợi ích của cộng đồng.

Nguyễn Hà

 

Let's block ads! (Why?)