Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

Hạ gục Colombia, Nhật Bản nêu cao tinh thần châu Á

Lực lượng

-Colombia có nhân sự đầy đủ.

-Nhật Bản chào đón Inui với thể lực tốt nhất. Honda cũng có 100% thể lực. Okazaki chấn thương nhẹ trước trận đấu, nhưng có thể đá chính.

Đội hình dự kiến:

Colombia (4-2-3-1): Ospina; Arias, D Sanchez, Mina, Fabra; C Sanchez, Aguilar; Cuadrado, James Rodriguez, Uribe; Falcao.

Nhật Bản (4-2-3-1): Kawashima; G Sakai, Yoshida, Ueda, Nagatomo; Hasebe, Shibasaki; Honda, Kagawa, Inui; Okazaki.

Let's block ads! (Why?)



World Cup 2018: Công nghệ VAR chỉ được sử dụng trong trường hợp nào?

Dưới đây là tất cả thông tin về VAR, công nghệ sẽ có tác động không nhỏ tới kết quả các trận đấu tại Worldcup 2018.

VAR là gì?

VAR là tên viết tắt của công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (Video Assistant Referee). Công nghệ này được sử dụng nhằm giúp các trọng tài bóng đá có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Hệ thống này đã được sử dụng thử nghiệm tại Anh và một vài trận đấu của Đức, Ý trước khi được áp dụng chính thức tại Worldcup 2018. Đây cũng là lần đầu tiên VAR được sử dụng trong một kỳ Worldcup. Trước đó, công nghệ goal line đã được FiFa áp dụng lần đầu tại Worldcup 2014.

VAR,Công nghệ,Worldcup 2018,Worldcup

Tại kỳ Worldcup năm nay, VAR đã cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi đóng góp vào một loạt các quyết định quan trọng trong trận Bồ Đào Nha - Tây Ban Nha, Pháp - Úc và mới đây nhất là trận Thụy Điển gặp Hàn Quốc.

Khi nào sử dụng VAR?

VAR chỉ được sử dụng trong một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm quả đá phạt 11m, xác định lỗi, bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp.

- Bàn thắng

Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, VAR sẽ được dùng để phát hiện lỗi việt vị, kéo áo và các lỗi khác trong quá trình ghi bàn Ngay cả khi cầu thủ chỉ việt vị vài cm, bàn thắng cũng sẽ không được chấp nhận.

- Penalties

Khu vực trong vòng cấm là nơi VAR hay được sử dụng nhất. Quyết định thổi phạt có thể được trọng tài duy trì hoặc hủy bỏ sau khi tham khảo VAR

VAR,Công nghệ,Worldcup 2018,Worldcup

- Thẻ đỏ trực tiếp

Các hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn bởi VAR. Tuy nhiên VAR chỉ đươc áp dụng đối với các tình huống thẻ đỏ trực tiếp, không áp dụng với thẻ vàng thứ 2.

- Nhận diện sai lầm

Trong thực tế, các trọng tài cũng mắc phải không ít sai lầm. Điển hình là trong trận đấu giữa Arsenal và Chelsea năm 2014. Oxlade Chamberlain của Arsenal là người phạm lỗi nhưng trọng tài lại bất ngờ đuổi Kieran Gibs, một cầu thủ khác cũng sở hữu đầu cua giống như Chamberlain. Với công nghệ VAR, những sai lầm của các trọng tài có thể được sửa chữa. Tuy vậy, VAR cũng có những hạn chế nhất định để đảm bảo không làm gián đoạn cuộc chơi.

VAR có bị giới hạn sử dụng?

Không phải với tất cả, nhưng VAR sẽ không được sử dụng trong trường hợp trận đấu đã được tiếp tục. Nếu VAR không phát hiện được sai sót, quả đá phạt, ném biên… nghiễm nhiên được tiếp tục.

Bàn thắng không được xác định bởi VAR với trường trường hợp đội tấn công phạm lỗi trong tình huống dẫn đến bàn thắng. Nhìn chung, với việc sử dụng VAR, trọng tài có thể phạt nguội cầu thủ dù tình huống phạm lỗi đã xảy ra trước đó.

 Trọng tài video VAR được đặt ở đâu?

Hệ thống VAR được đặt biệt lập. Tuy vậy, nó có khả năng truy cập vào tất cả các camera được đặt khắp sân. Hệ thống này sẽ đưa ra thông báo tới trọng tài trong trường hợp phát hiện ra lỗi.

VAR hoạt động thế nào trong thực tế?

Có 3 kịch bản chính thường được sử dụng VAR.

- Trọng tài trên sân nhận tín hiệu từ trọng tài video thông qua một chiếc tai nghe. Sau đó, ông sẽ ra hiệu tạm dừng trận đấu và cho các cầu thủ biết rằng có một quyết định đang được xem xét. Nếu nhận định tình huống không có lỗi, trọng tài sẽ cho phép trận đấu được tiếp tục.

- Trường hợp sử dụng VAR: Lúc này, trọng tài chính sẽ ra hiệu bằng cách vẽ một hình chữ nhật. Các trọng tài video sẽ đánh giá lại tình huống rồi gửi tới trọng tài chính, người sẽ ra quyết định cuối cùng.

VAR,Công nghệ,Worldcup 2018,Worldcup

- Ở trường hợp này, trọng tài video gợi ý trọng tài chính xem lại tình huống bằng một màn hình đặt sát sân bóng. Trọng tài chính sẽ ra dấu hình chữ nhật trước khi đưa ra quyết định của mình. g hợp nào, trọng tài chính cũng phải liên tục đưa ra các quyết định. Trọng tài không thể để trận đấu diễn ra trong lúc chờ sự trợ giúp từ VAR. Trước đó, trọng tài phải chờ bóng đến một trí trung lập trước khi ra tín hiệu VAR để xem lại tình huống ban đầu.

Tại sao FIFA lại sử dụng VAR tại Worldcup 2018?

Cơ quan quyền lực nhất thế giới bóng đá muốn tải thiện độ chính xác của các quyết định trên sân. “Tôi sẽ nói với các fan hâm mộ bóng đá rằng công nghệ này đem tới những tác động tích cực”, Chủ tịch FIFA Infantino chia sẻ. Theo người đứng đầu FIFA, VAR đã được sử dụng tại khoảng 1.000 trận đấu với độ chính xác từ 93-99%.

FIFA xem xét kỹ tất cả những tiềm năng mà công nghệ này có thể đem lại. Ông Infantino cũng cho rằng VAR cần cải thiện tốc độ phân tích trận đấu và truyền đạt tới các trọng tài.

Tuy có những ưu điểm vượt trội, thế nhưng không phải ai cũng ủng hộ VAR. Một nhóm những người thường xuyên đến sân cho biết họ không rõ lúc nào một quyết định sử dụng VAR được xem xét. Trong khi đó, nhóm người khác lại cho rằng bất chấp sự can thiệp của máy móc, những tình huống gây tranh cãi vẫn luôn là một phần của bóng đá.

Tuấn Nghĩa(Theo Telegraph)

Khám phá công nghệ VAR, siêu trọng tài của Worldcup 2018

Khám phá công nghệ VAR, siêu trọng tài của Worldcup 2018

Đây là lần đầu tiên công nghệ hỗ trợ trọng tài VAR được FIFA sử dụng trong một giải đấu bóng đá chính thức. Công nghệ này rất có thể sẽ làm thay đổi kết quả nhiều trận đấu mùa Worldcup năm nay.

Công nghệ VAR giết chết cảm xúc, trước khi lấy lại công bằng

Công nghệ VAR giết chết cảm xúc, trước khi lấy lại công bằng

World Cup 2018 đang khởi đầu hấp dẫn và bất ngờ, nhưng cũng gây nhiều tranh cãi liên quan đến công nghệ VAR, nhất là trận Pháp vs Úc.

Trọng tài nhờ VAR, Hàn Quốc thua tiếc nuối Thụy Điển

Trọng tài nhờ VAR, Hàn Quốc thua tiếc nuối Thụy Điển

Một lần nữa công nghệ VAR được sử dụng, tạo bước ngoặt khiến Hàn Quốc phải nhận thất bại 0-1 trước Thụy Điển, thuộc bảng F World Cup 2018.

Mất điểm oan, Brazil bức xúc đòi FIFA cho xem VAR

Mất điểm oan, Brazil bức xúc đòi FIFA cho xem VAR

Ấm ức bị Thụy Sỹ chia điểm 1-1 ngày ra quân World Cup, LĐBĐ Brazil đã làm đơn khiếu nại FIFA, hỏi thủ tục để xem lại VAR về 2 tình huống "oan", bất lợi cho đội bóng áo vàng xanh.

 

Let's block ads! (Why?)



Xuất hiện nguyên mẫu siêu điện thoại bẻ đôi Samsung Galaxy X

Galaxy X sẽ là thiết bị đột phá của Samsung. Màn hình của máy gồm 2 nửa có thể ghép lại trở thành một mặt phẳng lớn khi cần thiết.

Mẫu điện thoại có màn hình dẻo đầu tiên của Samsung dự kiến sẽ ra mắt vào năm sau tại triển lãm MWC 2019. Tuy vậy, ý tưởng về chiếc Galaxy X đã được Samsung âm thầm ấp ủ trong nhiều năm. Đây cũng là lý do trên mạng Internet vừa xuất hiện một thiết bị được cho là nguyên mẫu (protype) của chiếc Galaxy X.

Galaxy X,Samsung,Điện thoại Samsung
Mẫu điện thoại Project V được cho là nguyên mẫu của Galaxy X.

Qua hình ảnh, có thể thấy Galaxy X khá giống với thiết bị được miêu tả trong bằng sáng chế về công nghệ màn hình gập của Samsung. Máy cũng có nhiều điểm tương đồng với chiếc Axon màn hình gập từng được ZTE cho ra mắt.

Nguyên mẫu của Galaxy X sở hữu màn hình với tỷ lệ 16:9. Thiết kế của máy mang nhiều đường nét của mẫu điện thoại Galaxy S8 trước đây.

Galaxy X,Samsung,Điện thoại Samsung
Đây là một trong số những phương án mà Samsung sẽ sử dụng để thiết kế màn hình chiếc Galaxy X trong tương lai.
Galaxy X,Samsung,Điện thoại Samsung
Khi di chuyển, người dùng có thể gập đôi màn hình của máy lại phía sau như gấp một cuốn sổ. 

Phần màn hình thứ 2 vốn đặc trưng của Galaxy X được giấu một cách khéo léo phía sau thông qua việc lật mở giống như một quyển sách. Galaxy X bản Protype có thiết kế thân máy khá dày dặn và được trang bị cổng cắm jack tai nghe 3.5mm.

Mẫu điện thoại được cho là bản thử nghiệm của Galaxy X này có tên Project V và được biết tới với tên mã SM-G929F. Từ thiết kế mang hơi hướng gần giống Galaxy S8, có thể thấy nguyên mẫu này được sản xuất xung quanh thời điểm ra mắt chiếc điện thoại Galaxy Note 5 vào năm 2015.

Theo Phonearena, mẫu điện thoại sắp ra mắt của Samsung sở hữu màn hình 7.3 inch và có kích thước 4.5 inch khi gập lại. Trước đó, từng có thông tin cho thấy Galaxy X có thể được Samsung rao bán với giá gần 2.000 USD.

Tuấn Nghĩa(Theo Phonearena)

Galaxy S9 ế hàng, lợi nhuận Samsung dự kiến giảm mạnh

Galaxy S9 ế hàng, lợi nhuận Samsung dự kiến giảm mạnh

Có một thực tế đáng buồn rằng, Galaxy S9 được dự báo sẽ trở thành mẫu điện thoại cao cấp có doanh số bán ra thấp nhất của Samsung kể từ sau dòng máy Galaxy S3.

Galaxy Note 9 có pin khủng 4.000 mAh, dùng cả ngày không cần sạc

Galaxy Note 9 có pin khủng 4.000 mAh, dùng cả ngày không cần sạc

Dung lượng viên pin mới trên Galaxy Note 9 lớn hơn tới 21% so với viên pin được sử dụng trên chiếc điện thoại Galaxy Note 8.

Huawei Mate P20 Pro là "gã khổng lồ" nếu so với Galaxy Note 9

Huawei Mate P20 Pro là "gã khổng lồ" nếu so với Galaxy Note 9

Huawei đang chuẩn bị cho màn ra mắt của một mẫu smartphone có kích cỡ siêu lớn. Mẫu máy được biết đến với tên gọi Huawei Mate P20 Pro.

Lật đổ iPhone X, Galaxy S9 bán chạy nhất tháng 4/2018

Lật đổ iPhone X, Galaxy S9 bán chạy nhất tháng 4/2018

Vượt lên trên các đối thủ mạnh iPhone X, iPhone 8 và iPhone 8 Plus, Galaxy S9 và Galaxy S9 Plus là những mẫu điện thoại dẫn đầu thế giới về thị phần.

 

Let's block ads! (Why?)



Colombia 0-1 Nhật Bản: Kagawa mở tỷ số (H1)

Lực lượng

-Colombia có nhân sự đầy đủ.

-Nhật Bản chào đón Inui với thể lực tốt nhất. Honda cũng có 100% thể lực. Okazaki chấn thương nhẹ trước trận đấu, nhưng có thể đá chính.

Đội hình dự kiến:

Colombia (4-2-3-1): Ospina; Arias, D Sanchez, Mina, Fabra; C Sanchez, Aguilar; Cuadrado, James Rodriguez, Uribe; Falcao.

Nhật Bản (4-2-3-1): Kawashima; G Sakai, Yoshida, Ueda, Nagatomo; Hasebe, Shibasaki; Honda, Kagawa, Inui; Okazaki.

Let's block ads! (Why?)



Trực tiếp Colombia vs Nhật Bản: James Rodriguez dự bị

Lực lượng

-Colombia có nhân sự đầy đủ.

-Nhật Bản chào đón Inui với thể lực tốt nhất. Honda cũng có 100% thể lực. Okazaki chấn thương nhẹ trước trận đấu, nhưng có thể đá chính.

Đội hình dự kiến:

Colombia (4-2-3-1): Ospina; Arias, D Sanchez, Mina, Fabra; C Sanchez, Aguilar; Cuadrado, James Rodriguez, Uribe; Falcao.

Nhật Bản (4-2-3-1): Kawashima; G Sakai, Yoshida, Ueda, Nagatomo; Hasebe, Shibasaki; Honda, Kagawa, Inui; Okazaki.

Let's block ads! (Why?)



Mèo Achilles tiên tri Nga thắng Ai Cập đêm nay

- Mèo Achilles gây sốt, chọn Nga sẽ thắng Ai Cập ở lượt trận thứ 2 bảng A World Cup 2018, diễn ra tại St Petersburg lúc 1h00 đêm nay, 20/6, giờ VN.

Như thường lệ, chú mèo điếc Achilles có bộ lông trắng tuyết của viện bảo tàng Hermitage, được đặt trước 2 bát thức ăn, có gắn cờ của 2 đội Nga và Ai Cập.  Chú lập tức hướng về phía lá cờ Nga, và chén hết tất cả thức ăn ở trong bát.

Mèo Achilles,Nga,Ai Cập,Kèo World Cup
Mèo Achilles lập tức chọn Nga và ăn hết bát thức ăn. Nhưng sau đó tiếp tục quay sang... ăn bát còn lại có cờ Ai Cập

Tuy nhiên, sau đó mèo Achilles gây bối rối cho mọi người khi tiếp tục quay qua ăn bát thức ăn có cờ Ai Cập. Dù vậy, những người tổ chức cho chú mèo tiên tri tin rằng, Achilles thực sự lựa Nga là đội giành chiến thắng.

Trước đó, mèo Achilles gây sốt khi đoán trúng trận khai mạc Nga thắng Saudi Arabia cũng như Iran lấy 3 điểm trước Maroc.

Achilles cũng được biết đến tiên tri đúng 3/4 trận Confederations Cup 2017, trong đó có trận khai mạc và chung kết.

Ở trận đấu đêm nay, một chiến thắng sẽ đảm bảo vé cho người Nga đi tiếp, đồng nghĩa tiễn Ai Cập về nước sớm. Thông tin nóng lúc này là các vị khách liệu có sự phục vụ của Mohamed Salah, linh hồn của đội, với chấn thương bả vai ở chung kết C1.

Người đại diện cũng như Ai Cập tuyên bố Salah đủ phong độ để chơi, nhưng ngay cả có thể xuất trận anh cũng khó đạt phong độ cao như vốn có.

L.H

 

Let's block ads! (Why?)



Cần mô hình quản lý thông tin mới trên không gian mạng​​

- Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT, mô hình quản lý thông tin hiện nay không thể đối phó được tất cả những diễn biến xảy ra trên mạng xã hội bởi nó phản ứng quá chậm, trong khi thông tin trên mạng xã hội rất nhanh chóng, linh hoạt. 

quản lý thông tin,không gian mạng,Cục PTTH&TTĐT
PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo HVBCTT phát biểu tại hội nghị.

Sáng 19/6, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Hội thảo khoa học quốc gia về “Quản lý truyền thông trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 – Thực trạng và những vấn đề đặt ra”. Buổi hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền (HVBCTT) và Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử - PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT) phối hợp tổ chức.

Buổi hội thảo được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng và những vấn đề đang đặt ra trong công tác quản lý truyền thông. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học sẽ đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý truyền thông ở nước ta trong bối cảnh CMCN lần thứ 4.

Quan điểm quản lý mới về quản lý an ninh mạng

Theo PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo HVBCTT, cùng với sự phát triển của các nền tảng truyền thông, công tác chỉ đạo, quản lý truyền thông đang gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ của các mạng xã hội như Facebook, You​Tube,... khiến các cơ quan chức năng khó lòng kiểm soát.

Do vậy, việc đưa ra biện pháp hợp lý để hạn chế ảnh hưởng xấu của các thông tin sai lệch trên mạng đối với dư luận xã hội là điều vô cùng cấp thiết. Công tác quản lý truyền thông phải đối mặt với các vấn đề quản lý thông tin trên một không gian “mở” nhưng “ảo”, những vấn đề về an ninh truyền thông, hacke​​r​,​ tin tặc, các loại tội phạm thông tin đặc biệt nguy hiểm. 

quản lý thông tin,không gian mạng,Cục PTTH&TTĐT
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cho biết: “Công tác quản lý thông tin trên mạng xã hội, định hướng dư luận ở nước ta đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, do sự tác động của quá trình toàn cầu hóa thông tin, sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông trên Internet”.

Theo ông Lê Quang Tự Do, cốt lõi của điều này là vấn đề quan điểm. “Khi nghe sinh viên nói lên nhận thức của mình về Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu, tôi nghĩ ngay đến vấn đề làm sao phải có quan điểm mới”, vị Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT chia sẻ.

Từ trước đến nay, con người quá quen thuộc với không gian trên mặt đất, sau đó mở rộng với không gian trên biển, trên trời, trên vũ trụ, và giờ là không gian mạng. Ta đã có hàng ngàn năm để làm quen với không gian trên đất, biển, hàng trăm năm với không gian trên trời, vũ trũ nhưng chỉ có mấy năm làm quen với không gian mạng. Điều này dẫn đến việc tư duy của chúng ta hầu như vẫn theo lối cũ, ông Lê Quang Tự Do nói.

Thẳng thắn nhìn nhận về điều này, vị lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT cho rằng không gian mới cần quan điểm quản lý mới. Luật An ninh mạng chính là lời giải cho câu hỏi chúng ta có cần bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng hay không. 

Đứng trên quan điểm cá nhân, ông Lê Quang Tự Do cho rằng với bất cứ không gian nào, chúng ta cũng cần phải khẳng định và nắm chắc chủ quyền của quốc gia.

Trước ý kiến cho rằng Internet là một không gian mở, do đó không cần khẳng định chủ quyền, vị lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước này cho rằng, cần phải thận trọng với suy nghĩ đó. “Mỹ nắm chủ quyền không gian mạng rất chắc nên họ muốn các nước khác không cần nắm chủ quyền trên không gian mạng mà để họ nắm giúp”, ông Lê Quang Tự Do chia sẻ.

Không nên chủ quan với thông tin trên mạng

Tại buổi hội thảo, ông Lê Quang Tự Do cũng cho biết, Luật An ninh mạng nhận thức được điều đó và thể hiện tư duy không dùng quan điểm quản lý hiện nay với các loại hình không gian khác.

Chúng ta đang quản lý không gian mạng theo quan điểm quản lý báo chí truyền thống, thậm chí là dùng tư duy của thời kỳ trước. Điều này dẫn đến thực tế rằng chúng ta quản lý nhưng người bị quản lý là cư dân mạng lại không theo sự quản lý của chúng ta. Do vậy, phải đổi mới quan điểm quản lý bằng cách tiếp cận dân chủ bình đẳng, truyền thông thuyết phục, ông Lê Quang Tự Do nói.

Giải thích cụ thể vấn đề này, vị lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT cho rằng “Trước đây chúng ta quản lý thông tin trên báo chí theo hướng bạn là bạn, tôi là tôi. Giờ đây, với việc quản lý thông tin trên mạng xã hội phải theo hướng trong bạn có tôi trong tôi có bạn, sau đó tiến đến bạn là tôi, tôi là bạn. Phải làm vậy thì thông tin quản lý mới đến được với cộng đồng. Nếu chỉ nói một chiều, áp đặt thì chưa đạt hiệu quả truyền thông”.

Ông Lê Quang Tự Do cũng khẳng định sự cần thiết của việc phải có một mô hình quản lý mới trên không gian mới. “Trong quá trình làm công tác quản lý, tôi có nhận xét rằng đội ngũ quản lý làm công việc quen thuộc thì chắc tay, thích thú, nhưng chuyển qua lĩnh vực mới, thay đổi nhanh chóng như môi trường mạng xã hội thì bỡ ngỡ, ngại học”.

“Nói nhiều về 4.0, Facebook, YouTube nhưng để thực sự hiểu đó là gì, các tính năng, tác động với xã hội thế nào thì không nhiều người biết. Đội ngũ quản lý cũng thiếu nhiều thông tin, kiến thức thì làm sao có thể quản lý được tốt”, ông Lê Quang Tự Do chia sẻ.

Theo vị lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT, mô hình quản lý hiện nay không thể đối phó được tất cả những diễn biến xảy ra trên mạng xã hội bởi nó phản ứng quá chậm, trong khi thông tin trên mạng xã hội rất nhanh chóng, linh hoạt.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, nhà nước cần quy về một đầu mối duy nhất để quản lý thông tin trên Internet. Điều này nhằm tránh hiện tượng chồng chéo, dẫm chân nhau. Nếu chờ đợi lẫn nhau, sẽ không thể nào nắm bắt được các thông tin trên mạng xã hội.

Sau một thời gian làm công tác quản lý mạng xã hội, ông Lê Quang Tự Do nhận thấy rằng các thông tin trên mạng xã hội cũng có quy luật. Chúng ta phải có các công cụ phân tích và xử lý, thay vì nắm thông tin dư luận theo cách kinh điển.

Việc phát hiện những điểm nóng, luồng dư luận mới, tác động của nó đối với chính sách là một bộ môn khoa học cần nghiên cứu. Các nước tiên tiến gọi đó là xử lý dữ liệu lớn hay Big Data. Đáng tiếc là ở Việt Nam, ngành khoa học này còn rất manh nha, mơ hồ đối với khái niệm nguồn tài nguyên dữ liệu lớn, ông Lê Quang Tự Do chia sẻ.

Trọng Đạt

 

Let's block ads! (Why?)