Khi nào Facebook hết tin tức giả mạo? Khi nào Facebook có thể xử lý hết “ngôn từ rác” trên Facebook? Có vẻ như để kiểm soát hoàn toàn những vấn đề này là điều Facebook không thể.
Chính Mark Zuckerberg đã phải thừa nhận điều này về nền tảng mạng xã hội (MXH) của mình. Ông khẳng định với một cộng đồng đến 2 tỷ người tồn tại trong thế giới phẳng, không biện pháp gì có thể đảm bảo việc ngăn cản những sự cố có thể xảy ra.
Sự cố mà Mark Zuckerberg nói đến là vụ bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng của Facebook liên quan đến Cambridge Analytica. Đây là sự kiện mà ít nhất 87 triệu người dùng Facebook bị thu thập dữ liệu. Trong số đó, 10 quốc gia có số tài khoản Facebook bị thu thập dữ liệu nhiều nhất là Mỹ, Philippines, Indonesia, Anh, Mexico, Canada, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và Úc. Trong đó con số tại Việt Nam là 427.446 tài khoản người dùng bị thu thập dữ liệu. Dữ liệu được thu thập nhằm nhiều mục đích bao gồm tạo thành tập khách hàng tiềm năng cho quảng cáo của Cambridge Analytica, và có thể liên quan cả đến chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump.
Khi bạn là một món hàng trên Facebook
Sử dụng một dịch vụ mà chúng ta được hoàn toàn miễn phí, hoặc công ty đó bị "điên", hoặc chính chúng ta là món hàng của dịch vụ đó. Và dĩ nhiên Facebook không “điên”, bạn chính là một món hàng để Facebook kinh doanh. Kinh doanh thế nào? Bạn đã từng để ý là khi bạn đang cùng bạn bè ngồi cà phê nói về một món ăn nào đó, hay một địa điểm để cuối tuần đi chơi. Chỉ sau vài phút, Facebook có thể chọn lọc và hiển thị những cửa hàng đang bán những sản phẩm mà bạn thảo luận cùng bạn bè.
|
Facebook luôn thu thập dữ liệu người dùng |
Lý do là vì Facebook đang theo dõi bạn. Facebook không bao giờ làm chuyện gì mà chỉ có lợi cho người dùng mà không không có lợi cho họ. Họ theo dõi bạn thế nào? Đầu tiên là việc sử dụng cookie trên trình duyệt web. Một trang web có thể nhúng một đoạn script của Facebook (Tính năng này được đặt tên là Facebook Pixel) để theo dõi hành vi người dùng và thậm chí biết bạn là ai. Dựa theo hành vi này chủ website có thể thực hiện chiến lược quảng cáo dựa trên tập khách hàng này (công cụ này được Facebook cung cấp sẵn), đó là lý do vì sao khi bạn đang xem sản phẩm trên một website bán hàng nào đó, thì lập tức trên Facebook cũng xuất hiện các quảng cáo tương tự.
Ngoài hình thức dùng cookies thì Facebook còn tận dụng triệt để tất cả các hình thức khác có thể theo dõi bạn như đọc tin nhắn Messenger, ghi âm micro (Facebook từng phủ nhận điều này), đọc các hoạt động của bạn trong Group, Fanpage,... Từ đó sẽ “định hình” những sở thích, quan tâm của bạn và bán những thông tin này cho các nhà quảng cáo. Thật sự không quá đáng khi nói là Facebook biết rõ các thông tin cá nhân của người dùng nhiều hơn vợ, chồng hay người yêu của họ. Và không chỉ Facebook, hầu hết công ty Internet lớn đều bán một phần dữ liệu của bạn cho bên thứ 3. Google, Microsoft, Yahoo,... đều làm vậy.
Facebook không còn quản nổi “nhà” mình
Từ việc bán dữ liệu người dùng cho nhà quảng cáo đã xảy ra những sự cố như sự kiện Cambridge Analytica. Ngay sau sự cố Cambridge Analytica, Facebook đã có hàng loạt động thái chấn chỉnh an toàn thông tin cá nhân, chẳng hạn như chính thức tắt tính năng cho phép người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách sử dụng số điện thoại hoặc email cá nhân, mạnh mẽ hơn là chiến dịch kiểm soát các API cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng. API là một “giao diện” mà Facebook cung cấp cho các lập trình viên để có thể dễ dàng trong việc tạo ứng dụng liên kết với tài khoản Facebook. Trước đây API của Facebook cung cấp quá nhiều thông tin của người dùng cá nhân, từ đó dẫn đến việc bị lạm dụng để thực hiện những ý đồ xấu như trường hợp của Cambridge Analytica.
|
Bao giờ Facebook thôi thu thập dữ liệu người dùng ? |
Tuy nhiên, đó có vẻ chỉ là những động thái của Facebook nhằm xoa dịu tình hình. Khi nào Facebook hết tin tức giả mạo? Liệu sẽ không còn xảy ra một vụ để lộ dữ liệu người dùng khác? Câu trả lời là không thể nào như chính nhà sáng lập MXH này thừa nhận. Điểm mạnh lớn nhất của Facebook cũng đang trở thành điểm yếu nhất của họ: số lượng người dùng quá lớn. Facebook đang có hơn 2 tỷ người dùng. Trong khi đó dân số thế giới theo số liệu tháng 3/2018 là khoảng 7,6 tỉ người, có nghĩa là.”dân số” tại Facebook đã gần 1/3 dân số trên toàn Trái Đất. Và trong số đó, có rất nhiều người xem Facebook là một phần trong cuộc sống và không thể thiếu.
Khi trí tuệ nhân tạo là không đủ
Với lượng người dùng quá lớn như vậy. Facebook đã cố gắng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc quản lý (bên cạnh con người). Mark Zuckerberg từng khoe “thành tích” sử dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo để ngăn chặn tin tức giả mạo trong cuộc bầu cử đặc biệt tại Alabama, nhưng tất cả là không đủ với quy mô như của Facebook.
Chỉ nói đến những vấn đề cơ bản như tạo nick ảo hay fanpage ảo, vấn đề tin tức giả mạo, vấn đề “ngôn từ rác”. Nếu thường xuyên lướt Facebook bạn sẽ thấy chúng vẫn thường xuyên xuất hiện. Và vấn đề áp dụng trí tuệ nhân tạo đôi khi lại gây ra tác dụng ngược lại, nhiều kẻ xấu đã lợi dụng những “kẻ hỡ” của nó để thực hiện những hành vi phá hoại. Lấy ví dụ tính năng “Report” (Báo cáo) mà Facebook đưa ra để nhiều người báo cáo các vấn đề về nick ảo, tin tức giả mạo nhằm hỗ trợ thêm Facebook lọc thông tin.
|
Kiểm soát bằng AI là không đủ |
Tuy nhiên tính năng này hiện tại đang gây nhiều rắc rối cho… bất kỳ ai bị ghét. Theo nguyên tắc, khi một tài khoản hay một bài viết bị report nhiều quá thì bài đó hay tài khoản đó có thể tự động bị vô hiệu hoá, hay thậm chí bị xoá (kiểm soát bằng AI). Nhiều thành phần đã “tận dụng” nó để tấn công một tài khoản nào đó với một lượng report lớn từ hàng loạt “nick ảo”. Từ đó có thể khiến một tài khoản bất kỳ (đặc biệt là tài khoản không có dấu “tick xanh”) hay một bài viết có thể dễ dàng bị khoá, hay xoá.
Có vẻ như, Facebook chỉ có thể hứa sẽ làm hết sức mình, áp dụng cả AI và con người, nhưng không thể đảm bảo không để thứ gì bất thường xảy ra. Sẽ vẫn có những sự kiện như Cambridge Anylatica xảy ra theo nhiều “biến thể” khác nhau. Hậu quả có thể lớn, có thể nhỏ hơn nhưng chắc chắn chúng luôn tồn tại. Và trước mắt, một quốc gia muốn không gian mạng an toàn, cần quản lý từng hành vi người dùng.
An Nhiên
Mạng xã hội là môi trường rộng mở, giúp ai cũng có thể chia sẻ thông tin, quan điểm của mình. Tuy nhiên với môi trường không gian ảo và tài khoản ẩn danh, hiện tượng thông tin giả mạo đang trở thành vấn nạn trên Google, Facebook, Twitter...
Dù thường xuyên hay thỉnh thoảng lướt qua Facebook, chắc chắn không ít lần bạn “hết hồn” với những bình luận, status với ngôn từ dung tục. Đó chính là vấn nạn “ngôn từ rác” trên Facebook.
Kinh nghiệm cùng mô hình quản lý của các nước Châu Âu, Trung Quốc hay Malaysia là những ví dụ đáng tham khảo để những nước có đông đảo người dùng Internet như Việt Nam thắt chặt quản lý các loại hình mạng xã hội.
Làm thế nào mà những công ty Trung Quốc như Baidu, Tencent và Alibaba dẫn đầu trong cuộc cách mạng về dữ liệu lớn trên toàn cầu?
Firefox sắp bổ sung tính năng chặn theo dõi chéo (cross-site tracking) như động thái chống lại việc theo dõi người dùng của Facebook, Google.
Sau chuyến đi kết nối 100 gương mặt trẻ thành công trong lĩnh vực công nghệ, câu chuyện nóng nhất vẫn là về Trí tuệ nhân tạo (AI) mà quốc gia đi sau sẽ không còn nhiều đất để phát triển.
Ngày nay, quảng cáo kỹ thuật số luôn được coi là công cụ tiếp thị hiệu quả và tốn ít chi phí nhưng phần lớn người tiêu dùng lại không được biết về cách thức mà chúng được tạo ra và nhắm tới mục tiêu cụ thể.
Let's block ads! (Why?)