Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

World Wide Web là gì mà được Google Doodle để biểu tượng kỷ niệm?

[unable to retrieve full-text content]

Google Doodle hôm nay (12/3) để biểu tượng kỷ niệm World Wide Web ra đời. Nhưng ít người biết World wide web là gì và ai là người phát minh ra World Wide Web.




Ronaldo nổi cáu muốn Juventus tấn công "bốc" như Real

Ngôi sao người Bồ Đào Nha khá thất vọng với các đồng đội bởi anh muốn Juventus thi đấu phóng khoáng với thiên hướng tấn công nhiều hơn nữa.

Nhà ĐKVĐ Serie A đánh bại Napoli 2-1 hồi tuần trước để khẳng định ngôi vị độc tôn tại Serie A. Tuy nhiên, trên sân đấu khá nhiều lần CR7 bày tỏ thái độ không hài lòng.

Ronaldo nổi cáu muốn Juventus tấn công 'bốc' như Real
Ronaldo muốn Juventus chơi tấn công máu lửa hơn

Ronaldo đã cố gắng kêu gọi HLV Allegri thúc đẩy các cầu thủ Juventus chơi bóng với tư tưởng tấn công quyết liệt hơn, tương tự Real Madrid.

Ở tuổi 34, Ronaldo vẫn tràn trề sinh lực cũng như sự quyết tâm. Chính vì thế, anh luôn hy vọng đội bóng của mình thi đấu máu lửa, kể cả trong trường hợp đang dẫn trước.

Nhiều năm qua, Juventus sở hữu lối chơi khá toan tính và thực dụng. Ronaldo muốn các đồng đội thay đổi tư tưởng, giống cái cách mà Real Madrid từng vươn lên làm bá chủ châu Âu.

Cuối tuần trước, Ronaldo cùng nhiều trụ cột khác như Dybala, Chiellini, Bonucci đều ngồi ghế dự bị trong chiến thắng 4-1 trước Udinese.

Juventus đêm nay sẽ tái đấu Atletico Madrid trong bối cảnh họ đang bị đại diện của La Liga dẫn trước 2-0 sau trận lượt đi vòng 1/8 Champions League.

Ở thế cùng đường, Ronaldo mong mỏi toàn đội tràn lên đánh đòn phủ đầu để mở ra cơ hội lật ngược tình thế khi được chơi trên sân nhà.

* An Nhi

Let's block ads! (Why?)



Việt Nam và Lào ký thỏa thuận hợp tác về thông tin và truyền thông

Tại cuộc hội đàm song phương, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng TT-VH-DL Lào Bosengkham Vongdara đã ký kết Biên bản hợp tác phát triển thông tin và truyền thông.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 11 đến 13/3, Đoàn đại biểu Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng làm Trưởng đoàn, đã có cuộc hội đàm song phương với Đoàn đại biểu Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào do ông Bosengkham Vongdala, Bộ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào làm Trưởng đoàn. 

Việt Nam và Lào ký thỏa thuận hợp tác về thông tin và truyền thông
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng (trái) và  Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Bosengkham Vongdara ký kết Biên bản hợp tác chiều 11/3. Ảnh (nhandan.com.vn)

Phát biểu tại hội đàm, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch Lào thời gian qua, đặc biệt là sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan truyền thông, báo chí, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Lào.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, sẽ tiếp tục hợp tác bền chặt với phía Lào, nâng lên tầm cao mới trên nguyên tắc “đi cùng nhau, làm cùng nhau, hợp tác cùng nhau, phát triển cùng nhau”, thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm trọng điểm, góp phần củng cố tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh chia sẻ những bài học kinh nghiệm, định hướng phát triển lĩnh vực thông tin- tuyên truyền của Việt Nam trong thời gian tới; Việt Nam sẽ tiếp tục sắp xếp lại các cơ quan báo chí theo hướng tinh giảm đầu mối, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý báo chí. Tập trung quản lý báo điện tử và mạng xã hội, giải quyết tình trạng tin tức xuyên tạc, tin không đúng sự thật, xem xét sắp xếp lại các nhà xuất bản nhằm tăng cường năng lực cho ngành in và xuất bản. Việt Nam đang xây dựng Trung tâm lưu chiểu báo chí điện tử, là công cụ cần thiết trong việc quản lý báo chí điện tử và thông tin trực tuyến, và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ Lào trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị hai Bộ cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí truyền thông hai nước tăng cường tuyên truyền thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, đất nước con người của mỗi quốc gia, giúp nhân dân hai nước ngày càng hiểu sâu sắc hơn về tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Thay mặt Bộ Thông tin-Văn hóa và Du lịch Lào, Bộ trưởng Bosengkham Vongdara đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác tại Lào lần này; nhất trí cao phương hướng kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian tới do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất, nhất là việc trao đổi đoàn, tập huấn và đào tạo nguồn nhân lực. 

Việt Nam và Lào ký thỏa thuận hợp tác về thông tin và truyền thông
Các vấn đề hợp tác giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào được đưa ra tại hội đàm chiều 11/3. 

Một loạt vấn đề khác được nêu ra tại hội đàm như hai bên trao đổi các đoàn phóng viên thường niên giữa hai nước và trong năm 2019, tiếp tục mời 03 đoàn phóng viên của Lào sang tìm hiểu thực tế, đưa tin bài về Việt Nam và cử 01 đoàn phóng viên Việt Nam sang Lào; Việt Nam tiếp tục hỗ trợ tổ chức 03 khoá đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí tại Lào, tổ chức tập huấn, tuyên truyền và ngăn chặn tội phạm mạng qua Internet, tội phạm công nghệ cao, ngăn chặn sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, phát tán thông tin giả; nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông hai nước tăng thời lượng tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng của nhau về tình hình kinh tế-xã hội, đất nước con người giúp tăng cường hiểu biết, tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Ngay sau hội đàm, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bosengkham Vongdara ký kết Biên bản hợp tác.

Trước đó cũng trong chiều 11/3, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Đoàn đại biểu Bộ TT&TT đã tới thăm, làm việc với Đại sứ quán và các cơ quan báo chí Việt Nam tại Lào. Tham dự có ông Nguyễn Thanh Tùng, Tham tán Công sứ và một số cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. 

Việt Nam và Lào ký thỏa thuận hợp tác về thông tin và truyền thông
Đoàn đại biểu Bộ TT&TT đã tới thăm, làm việc với Đại sứ quán và các cơ quan báo chí Việt Nam tại Lào Ảnh:nhandan.com.vn.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông báo tình hình báo chí Việt Nam; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sản xuất cũng như quản lý nội dung tin bài.

Sau khi tìm hiểu kỹ việc xuất bản và ứng dụng công nghệ, thông tin và tình hình báo chí, truyền thông Lào, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, tại địa bàn Lào còn nhiều vấn đề hay, nhiều thông tin quan trọng chưa được khai thác hết và các phóng viên thường trú cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, tìm hiểu để phản ánh kịp thời cả những vấn đề tích cực và vấn đề còn tồn tại để nâng cao chất lượng thông tin. Các cơ quan báo chí Việt Nam thường trú tại Lào phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân hai nước hiểu rõ, hiểu sâu hơn nữa về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

H.P. 

Let's block ads! (Why?)



Juventus vs Atletico: Tiễn chân Ronaldo

Juventus của Ronaldo rất khó lật ngược tình thế trước Atletico, trong trận lượt về vòng 1/8 Champions League, lúc 3h ngày 13/3 trên sân Allianz Stadium.

Juventus bước vào cuộc đua Champions League 2018-19 với tư cách ứng viên hàng đầu của danh hiệu vô địch, khi chiêu mộ Cristiano Ronaldo.

Tuy nhiên, 9 tháng từ khi bỏ 100 triệu euro cho Ronaldo, Juventus đang có nguy cơ bị loại khỏi Champions League. Để đi tiếp, "Bà đầm già" phải thắng 3 bàn cách biệt.

Juventus vs Atletico: Tiễn chân Ronaldo
Ronaldo và Juventus rất khó lật ngược tình thế

Lực lượng

Juventus không có Alex Sandro (treo giò) và Khedira (chấn thương).

Atletico đến Turin mà không có Diego Costa, Thomas (treo giò), Lucas Hernandez và Filipe Luis (chấn thương). Diego Godin kịp bình phục, nhưng chưa rõ khả năng thi đấu.

Phong độ và đối đầu

Hai đội gặp nhau 3 lần trong lịch sử ở Champions League, Atletico thắng 2 và hòa 1. Atletico ghi 3 bàn, Juventus chưa có bàn nào.

Juventus thắng 4 và thua 1 trong 5 trận gần nhất. Thất bại duy nhất diễn ra trước chính Atletico ở lượt đi.

Atletico đang trải qua chuỗi 5 chiến thắng liên tiếp. Trong đó, thủ môn Oblak đều giữ sạch lưới.

Chiến thuật

HLV Max Allegri đang loay hoay trong việc tìm ra lối chơi ưng ý nhất, để hy vọng lật ngược tình thế. Juventus những ngày qua thử nghiệm 4 sơ đồ, 4-2-3-1, 3-4-1-2, 4-4-2 và 3-5-2.

Nhiều khả năng, lựa chọn của Allegri là 4-2-3-1. Trong đó, Ronaldo đóng vai mũi nhọn. Đây là vị trí yêu thích của anh trong những mùa cuối ở Real Madrid.

Atletico vẫn duy trì hệ thống 4-4-2. Nếu kịp lấy lại thể lực, Godin sẽ đá cặp trung vệ với Gimenez. Juanfran có khả năng sang đá cánh trái, để Arias đá cánh phải.

Đội hình dự kiến:

Juventus (4-2-3-1): Szczesny; Cancelo, Bonucci, Chiellini, De Sciglio; Pjanic, Matuidi; Bernardeschi, Dybala, Mandzukic; Ronaldo.

Atletico (4-4-2): Jan Oblak; Arias, Gimenez, Godin, Juanfran; Correa, Rodrigo, Saul, Koke; Griezmann, Morata.

Nhận định

Juventus có lợi thế sân nhà, và hơn về nhân sự. Mặc dù vậy, để vượt qua hệ thống phòng ngự mà Simeone xây dựng không dễ.

Ở Allianz Stadium, Juventus có khả năng chiến thắng, nhưng chung cuộc Atletico tiễn Ronaldo và "Bà đầm già" khỏi cuộc chơi.

Dự đoán: Juventus thắng 2-1

Kim Ngọc

Let's block ads! (Why?)



Chuyển đổi số và hiện trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam

 Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ rất nhanh của nền kinh tế số với sự ra đời hàng loạt các start-up công nghệ trong nước. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nút thắt cần được tháo bỏ để tìm ra lời giải cho bài toán Việt Nam. 

Kinh tế số là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.

Ta có thể bắt gặp các sản phẩm của nền kinh tế số ở bất cứ đâu trong cuộc sống hàng ngày. Đó là các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng giúp tìm địa chỉ ăn uống, vận chuyển, giao nhận hàng hóa.

Nhìn chung, dù ở bất cứ ngành nghề nào thì xu hướng của thế giới trong những tiếp theo cũng là việc tích hợp các công nghệ số vào sản xuất để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Sự bùng nổ của nền kinh tế số ở Việt Nam

Ở Việt Nam, kinh tế số xuất hiện từ khi có máy tính, đặc biệt là khi có máy tính cá nhân vào cuối những năm 80. Kinh tế số bắt đầu phát triển mạnh mẽ kể từ thời điểm cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khoảng thời gian Internet bắt đầu có mặt tại Việt Nam.

Chuyển đổi số và hiện trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Nền kinh tế số trong nước đã có rất nhiều thay đổi sau hơn 20 năm Internet có mặt tại Việt Nam. 

Kinh tế số dần được phổ cập là khi mật độ điện thoại thông minh đạt mức trên 50%, vào cuối những năm 2000. Nó được  thúc đẩy mạnh mẽ hơn với sự xuất hiện của cuộc CMCN 4.0, vào cuối những năm 2010.

Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh.

Năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 17,7 triệu người. Đến năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng lên mức 64 triệu người, xấp xỉ 67% dân số. Dựa trên số liệu của tập đoàn Miniwatts Marketing, Việt Nam hiện xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới.

Chuyển đổi số và hiện trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Xếp hạng các trang TMĐT có lượt truy cập mỗi tháng thuộc top đầu trong quý III/2018 theo số liệu của Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam vừa được Iprice Insight công bố.

Thương mại điện tử (TMĐT), một trong những cấu phần trọng yếu nhất của kinh tế số ở Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và quy mô thị trường. Quy mô ngành TMĐT Việt Nam hiện ở mức 5,2 tỷ USD.

Năm 2017, 21 doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT Việt Nam nhận đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến 83 triệu USD, cao nhất trong tất cả các ngành nghề nhận được huy động vốn đầu tư. Xu hướng sát nhập và mua lại (M&A) giữa các doanh nghiệp TMĐT tại Việt Nam cũng đã tăng trưởng đều cả ở giá trị và số lượng thuơng vụ.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo bắt đầu hình thành một cách đầy đủ. Hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp hình thành trong 2 năm qua, cùng với đó là 40 quỹ tổ chức đầu tư mạo hiểm, mạng lưới đầu tư thiên thần.

Chuyển đổi số và hiện trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Toàn cảnh bức tranh TMĐT Việt Nam với sự xuất hiện của rất nhiều các tên tuổi lớn của thế giới đằng sau các thương hiệu trong nước. 

Theo thống kê của Bộ KH&CN, có tổng cộng 78 công ty fintech (công nghệ tài chính) được thành lập tại Việt Nam. Ví dụ điển hỉnh là sự xuất hiện của ví điện tử MoMo hay hệ thống cầm đồ F88…

Các doanh nghiệp vận tải cũng ra mắt nhiều ứng dụng để cạnh tranh với Grab, Uber. Có thể kể ra rất nhiều tên tuổi trong lĩnh vực này như FastGo, Be, VATO,... Về du lịch, có sự tham gia của một loạt các start-up Việt như Mytour, Luxstay,… cạnh tranh cùng với những tên tuổi lớn như Booking, Agoda hay AirB&B của thế giới.

Những nút thắt của nền kinh tế số Việt Nam

Việt Nam đang phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh với sự phát triển nóng của nền kinh tế số. Trong đó, có vấn đề nổi cộm về pháp lý, an toàn an ninh mạng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực ICT có chất lượng và cả việc triển khai ứng dụng CNTT nhằm phát triển chính phủ điện tử.

Theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới trong năm 2018. Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết, có tổng cộng 10.000 vụ tấn tấn công mạng nhằm vào Internet Việt Nam năm 2017, gây thất thoát 12,3 nghìn tỷ đồng.

Điều này cho thấy, có một lỗ hổng rất lớn của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thông tin nếu muốn đưa kinh tế số trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế.

Chuyển đổi số và hiện trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Theo số liệu của Kaspersky, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), Việt Nam nằm trong top những quốc gia dễ bị tấn công mạng nhất thế giới. (Những nước có gam màu xanh an toàn hơn so với những nước có gam màu đỏ).

Sau hơn 10 năm triển khai Chính phủ điện tử, Việt Nam mới cơ bản hoàn thành việc kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ.

Việt Nam đã tiến 10 bậc theo đánh giá của Liên hợp quốc về Chính phủ điện tử. Nhưng thực tế, chúng ta chỉ khiêm tốn xếp ở vị trí thứ 6 trong ASEAN.

Theo Báo cáo của Hội Truyền thông số Việt Nam và Cục Tin học (Bộ TT&TT), việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại các tỉnh trong năm 2017 còn chưa cao. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 hoàn toàn không phản ánh đúng thực trạng phát triển Chính phủ điện tử tại các tỉnh. Khoảng cách giữa các tỉnh trong việc phát triển Chính phủ điện tử hiện nay cũng là một vấn đề đáng lưu ý.

Chuyển đổi số và hiện trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Sự xuất hiện của các cổng dịch vụ công trực tuyến đang dần làm thay đổi bộ mặt nền hành chính công Việt Nam. Tuy vậy, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 vẫn còn hạn chế. Người dân cũng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ này. 

Số lượng dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến năm 2017 tại các tỉnh chỉ chiếm 11,54% tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Điều này dẫn đến tình trạng lượng hồ sơ giải quyết trực tuyến tại một số tỉnh còn rất thấp so với số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của tỉnh.

Nguyên nhân của tình trạng này là bởi dù sở hữu lượng người sử dụng Internet thuộc top đầu của thế giới, người dân Việt Nam vẫn chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn gặp phải một thách thức lớn đến từ việc xây dựng một hệ cơ sở dữ liệu chung của quốc gia. Hiện một số bộ, ngành đã tự xây dựng cơ sở dữ liệu cho mình nhưng khả năng liên thông chúng với nhau vẫn còn hạn chế.

Đây là nút thắt quan trọng cần phải giải quyết, bởi việc có được nguồn dữ liệu đầu vào tốt là nền tảng căn bản để tạo lợi thế cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước, từ đó giúp họ có thể tìm ra lời giải cho bài toán Việt Nam và cạnh tranh sòng phẳng với các dịch vụ công nghệ xuyên biên giới.

Chuyển đổi số và hiện trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam
Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và các hãng xe công nghệ như Uber, Grab chỉ là một trong số những bài toán về chính sách mà Việt Nam cần giải quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. 

Những lùm xùm xoay quanh việc cấp phép cho các dịch vụ gọi xe công nghệ cho thấy một rào cản lớn về mặt pháp lý cần được giải quyết ngay lập tức của Việt Nam. Nút thắt này chỉ có thể tháo gỡ thành công khi việc tiếp cận chính sách theo tư duy quản được thì mở, không quản được thì đóng bị loại bỏ.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, kinh tế số Việt Nam thời gian qua cơ bản là phát triển tự phát, nhưng phát triển khá nhanh. Điều này là do Việt Nam có nền tảng hạ tầng Viễn thông - CNTT khá tốt, phủ sóng rộng khắp với mật độ người sử dụng cao.

Một nguyên nhân quan trọng khác là người Việt Nam ham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực. Bên cạnh đó, dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ, do tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi.

Người đứng đầu Bộ TT&TT cho rằng, đây là lợi thế của Việt Nam khi tiến hành chuyển đổi số. Bây giờ là lúc Việt Nam cần có sự dẫn dắt của Chính phủ, cần có một Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số.

Trọng Đạt

Let's block ads! (Why?)



Xem nhà máy ô tô điện lớn nhất Trung Quốc lắp 1 xe trong 90 giây

[unable to retrieve full-text content]

BYD Auto thuộc sở hữu của Trung Quốc là nhà sản xuất xe ô tô điện bán chạy nhất thế giới. Bên trong nhà máy của BYD ở Thâm Quyến, sau mỗi 90 giây 1 xe điện được lắp ráp xong.




U23 Việt Nam: Thầy Park lấy vàng SEA Games thế nào đây?

- HLV Park Hang Seo nhận trọng trách cùng U23 Việt Nam lấy vàng SEA Games, cũng là quyết định đến tương lai của chiến lược gia người Hàn Quốc với VFF. Ông sẽ làm gì?

Khi thầy Park muốn...

Theo kế hoạch ban đầu, kết thúc VCK Asian Cup 2019 thuyền trưởng tuyển Việt Nam và VFF sẽ cùng ngồi lại để bàn về tương lai của HLV Park Hang Seo sau khi đi qua một nửa chặng đường của bản hợp đồng cũ có thời hạn đến tháng 1-2020.

Tuy nhiên, kế hoạch này đã thay đổi khi trong cuộc trả lời truyền thông TTK Lê Hoài Anh đã cho biết cuộc thương thảo này sẽ chỉ diễn ra trước khi bản hợp đồng cũ kết thúc chừng 3 tháng.

U23 Việt Nam: Thầy Park lấy vàng SEA Games thế nào đây?
Mang nhiều thành công cho BĐVN suốt năm 2018...

Đây rõ ràng là điều HLV Park Hang Seo, hay nói đúng hơn người đại diện của chiến lược gia người Hàn Quốc không hề muốn, sau khi thân chủ của mình đã có những lợi thế nhất định với việc mang về nhiều thành tích cho bóng đá Việt Nam suốt năm 2018 đến VCK Asian Cup 2019.

Không thể tìm được tiếng nói chung về thời gian chốt hợp đồng mới một cách sớm nhất, HLV Park Hang Seo đã đành phải gật đầu đồng ý dẫn dắt U23 (mà thực chất là U22) tham dự vòng loại U23 châu Á và SEA Games 30.

Đương nhiên, để thuyết phục được HLV Park Hang Seo nhận nhiệm vụ này một cách vui vẻ (dù trên hợp đồng là công việc của ông thầy người Hàn) VFF cũng đã phải gật đầu với những yêu cầu về nhân sự ở BHL với công thần của mình chứ không đơn giản.

nhưng đó lại là một cách bạc

Phải rõ ràng rằng, U23 Việt Nam lúc này là không “an toàn” cho mục tiêu rất cao trong năm 2019 khi nhìn vào những gì mà HLV Park Hang Seo đang có trong tay.

Nếu như nhiệm vụ lấy vé để vào chơi VCK U23 châu Á không quá đáng lo, cũng như hoàn toàn có thể hoàn thành khi đội chủ nhà vốn đã có vé vào chơi VCK là U23 Thái Lan sẽ đá như một cữ sát hạch, cùng lúc Indonesia cũng không phải quá mạnh. 

U23 Việt Nam: Thầy Park lấy vàng SEA Games thế nào đây?
nhưng HLV Park Hang Seo vẫn phải "đánh bạc" thêm với SEA Games 30...

Khó khăn chỉ dành cho HLV Park Hang Seo khi SEA Games 30 diễn ra, bởi đây là giải đấu khốc liệt hơn hẳn và trong bối cảnh không thể nắm U23 một cách xuyên suốt (vì cùng lúc nắm thêm tuyển Việt Nam) sẽ không dễ cho chiến lược gia người Hàn Quốc rèn quân giống như trước đây.

Đã vậy với hàng loạt cầu thủ tân binh chưa từng làm việc với HLV Park Hang Seo sẽ không dễ để nắm bắt được ông thầy của mình muốn điều gì chỉ trong một khoảng thời gian không dài, cũng như bị gián đoạn liên tục trong năm nay.

Chỉ điều này thôi cũng sẽ đẩy HLV Park Hang Seo vào tình thế khó khăn, đặc biệt như đã nói mục tiêu HCV SEA Games vốn chưa khi nào dễ dàng dành cho bóng đá Việt Nam kể từ khi tham gia đại hội thể thao lớn nhất khu vực này.

Tấm huy chương ở SEA Games màu gì sẽ là yếu tố quyết định tương lai của HLV Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam, để vậy mới nói ông thầy người Hàn đang phải chơi tất tay với canh bạc mang tên U23 Việt Nam trong năm 2019 này.

Một tấm HCV SEA Games sẽ giúp thầy Park nắm đằng chuôi trong cuộc thương thảo hợp đồng vào cuối năm. Còn bằng không, sẽ rất thất thế vì nói đi cũng nói lại rằng VFF đâu có cần phát triển đội tuyển để vươn xa khỏi khu vực như mong ước của ông Park, mà chỉ cần có HCV SEA Games thôi...

Mai Anh

Let's block ads! (Why?)