Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Báo Trung Quốc: "Đoàn Văn Hậu và tuyển Việt Nam quá đỉnh!"

 - Tờ Sina Sports của Trung Quốc thể hiện sự ngưỡng mộ với Đoàn Văn Hậu, niềm tự hào của bóng đá Việt Nam hiện nay.

Trang Thể thao của Sina mới đưa có bài phân tích dài về Đoàn Văn Hậu, thể hiện sự ngưỡng mộ với những bước tiến ngoạn mục của anh trong màu áo các cấp độ đội tuyển Việt Nam.

Tuyệt đỉnh Văn Hậu

"Giữa tháng Ba vừa qua xuất hiện những tin đồn chuyển nhượng, và được nhắc đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Hậu vệ người Việt Nam, Đoàn Văn Hậu, có thể chuẩn đến Monchengladbach (Gladbach) trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè, với hợp đồng 3 năm", Sina Sports mở đầu.

Báo Trung Quốc: 'Đoàn Văn Hậu và tuyển Việt Nam quá đỉnh!'
Tờ Sina Sports có bài viết khen ngợi Đoàn Văn Hậu và bóng đá Việt Nam

"Tiếng tăm ở châu Âu của Đoàn Văn Hậu không lớn. Khả năng anh có thực sự đến Bundesliga hay không chưa thể biết trước. Nhưng với bóng đá Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đây là bước tiến lớn".

Sina Sports nhấn mạnh: "Sự nghiệp của Đoàn Văn Hậu bắt đầu chưa phải quá lâu. Nhưng anh có những bước nhảy vọt ngoạn mục. Lần này là bước nhảy đủ cao so với bóng đá châu lục".

Vũ Mạnh, tác giả bài báo, nhận xét: "Trong những năm gần đây, bóng đá Việt đã có những tiến bộ đáng kể. Đoàn Văn Hậu là một cầu thủ lớn thực sự.

Năm 2016, ở tuổi 17, Văn Hậu dự giải U19 châu Á, nơi mà Việt Nam vào bán kết. Sau đó, anh cùng đội Việt Nam tranh tài U20 thế giới 2017.

Dù Việt Nam bị loại từ vòng bảng, nhưng Văn Hậu được Fox Sports Asia chọn vào đội hình 11 cầu thủ châu Á xuất sắc nhất giải đấu.

Văn Hậu sinh năm 1999, dự giải U20 thế giới khi 18 tuổi, đây có thể xem là bước nhảy vọt về mặt đẳng cấp.

Năm 2018 là thời điểm bóng đá Việt Nam tạo tiếng vang lớn nhất ở châu Á. Ở giải U23 châu Á tại Trung Quốc, Việt Nam vào đến trận chung kết. Họ đã thắng Qatar ở bán kết.

Đội Qatar này là thành phần chính của đội hình vô địch Asian Cup 2019 gần đây. Họ, đội Qatar, đã thắng Trung Quốc ở U23 châu Á.

Báo Trung Quốc: 'Đoàn Văn Hậu và tuyển Việt Nam quá đỉnh!'
Đoàn Văn Hậu tài không đợi tuổi

Văn Hậu, ở tuổi 18, là trụ cột của U23 Việt Nam. Anh đặc biệt chơi xuất sắc trước các đối thủ mạnh Iraq và Qatar. Cao gầy, bước chạy thanh thoát, đầy tốc độ, Văn Hậu được gọi là "cơn lốc" của Việt Nam".

Trung Quốc mơ có được một Đoàn Văn Hậu

"Sau màn trình diễn ở các đội trẻ, Đoàn Văn Hậu tiếp tục gây ấn tượng cùng Việt Nam ở Asian Cup", Sina Sports tiếp tục. "Văn Hậu phòng ngự xuất sắc, và táo bạo trong tấn công. Ở vòng 1/8, anh trình diễn khả năng phòng ngự đẳng cấp cao, trước Jordan.

Trong trận tứ kết với Nhật Bản, Văn Hậu chịu áp lực khủng khiếp từ những ngôi sao chơi bóng ở Pháp (Hiroki Sakai) và Hà Lan (Ritsu Doan). Họ liên tục hoán đổi vai trò, nhưng Văn Hậu vẫn chơi tuyệt hay.

Nhật Bản thắng 1-0, nhưng Văn Hậu trình diễn phong độ xuất sắc. Cuối trận, anh đá trung vệ, và thường xuyên chiến thắng đối phương.

Có lẽ, dấu ấn ở Asian Cup 2019 là yếu tố lớn nhất để anh được Gladbach quan tâm, và đầy cơ hội sang Bundesliga".

Sina Sports không đề cập đến thành công của Việt Nam ở AFF Cup 2018. Dù vậy, bài báo đưa ra đủ dẫn chứng để thể hiện bóng đá Trung Quốc chỉ biết mơ về một cầu thủ như Đoàn Văn Hậu.

"Một cầu thủ 19 tuổi chơi ở mọi cấp độ châu lục là chuyện bình thường. Bóng đá Trung Quốc có nhiều cầu thủ trẻ ở giải chuyên nghiệp, cũng có người được đăng ký bởi các CLB nước ngoài.

Nhưng, ai trong số họ vào bán kết U19 châu Á, á quân U23 châu Á, và tứ kết Asian Cup? Thậm chí, không nhiều gương mặt có thể cạnh tranh một chỗ trong đội tuyển quốc gia.

Báo Trung Quốc: 'Đoàn Văn Hậu và tuyển Việt Nam quá đỉnh!'
Đoàn Văn Hậu chơi bóng đẳng cấp châu lục trận gặp Nhật Bản, ở tứ kết Asian Cup 2019

Đoàn Văn Hậu, mới 19 tuổi, là đại diện ưu tú của Việt Nam. Ít nhất, anh vượt xa cầu thủ Trung Quốc ở cùng độ tuổi".

Người hâm mộ Trung Quốc ngưỡng mộ Việt Nam

Bài viết của tác giả Vũ Mạnh trên Sina Sports nhận được nhiều ủng hộ từ người hâm mộ Trung Quốc.

Tài khoản Jyansong_456 bình luận: "Anh mới sắp 20 tuổi, nhưng có cơ hội sang Bundesliga. Cầu thủ của chúng ta thì sao? 20, thậm chí 23 tuổi, được chơi ở Super League là rất hiếm. Có đá cũng chỉ là dự bị".

Tài khoản người dùng 6500137056, đến từ Nam Ninh, Quảng Tây, đưa ra ý kiến được rất nhiều bạn đọc của Sina Sports đồng tình (thông qua nút "Like" và trả lời): "Trong 10 năm tới, nếu đội tuyển Trung Quốc thắng đội tuyển Việt Nam là một phép màu".

Tài khoản Fu Buxiang 26953 trả lời ý kiến của tài khoản 6500137056: "Tôi nghĩ đến việc nhập tịch, nhập tịch và nhập tịch để thắng Việt Nam".

Tài khoản 5033391699 đầy cảm thán: "Ôi nhìn cậu ấy trưởng thành kìa".

Clip Đoàn Văn Hậu và siêu phẩm vào lưới U23 Oman:

Thiên Thanh

Let's block ads! (Why?)



Công Phượng, Xuân Trường, Đặng Văn Lâm: Ngoài tiền, còn gì?

- Công Phượng, Lương Xuân Trường, Đặng Văn Lâm cùng ra nước ngoài chơi bóng, hưởng lương khủng. Ngoài tiền nhiều, các học trò cưng của thầy Park có được gì sau mấy chục ngày qua?

Trong khi Đặng Văn Lâm, Xuân Trường cùng chọn điểm đến là Thai-League với Muangthong và Buriam United, thì Công Phượng dấn thân đến K-League, Hàn Quốc. 

Công Phượng, Xuân Trường, Đặng Văn Lâm: Ngoài tiền, còn gì?
Công Phượng, Lương Xuân Trường, Đặng Văn Lâm nhận lương "khủng" khi ra nước ngoài chơi bóng

Nếu với Đặng Văn Lâm môi trường nước ngoài không xa lạ, thì Công Phượng, Lương Xuân Trường cũng đã trưởng thành nhiều so với lần thử sức đầu tiên nhạt nhòa.

Điểm chung có thể thấy ở cả Đặng Văn Lâm, Công Phượng, Lương Xuân Trường là đều được nhận mức lương "khủng" khi ra nước ngoài thi đấu, với con số tầm 10.000 USD/tháng.

Chính bầu Đức cũng chia sẻ, Công Phượng, Xuân Trường xuất ngoại được gia tăng thu nhập đáng kể thì tại sao lại không mừng cơ chứ...

Nhưng ngoài chuyện tiền nhiều, thì sau quãng thời gian qua những Công Phượng, Xuân Trường, Đặng Văn Lâm gặt được gì nơi xứ người, ai là nổi bật nhất?

Đặng Văn Lâm - Muangthong United, đơn giản là số 1!

Lâm "Tây" "mở hàng" xuất ngoại, cập bến Muangthong United sớm nhất. Đến nay, thời gian gắn bó với đại diện Thai-League cũng đã hơn 2 tháng.

Công Phượng, Xuân Trường, Đặng Văn Lâm: Ngoài tiền, còn gì?
Đặng Văn Lâm chơi cả 6 trận cho Muangthong với nhiều lần cứu nguy xuất sắc

Không ngoài dự đoán, với vị trí chắc chắn ở tuyển Việt Nam, thủ môn Đặng Văn Lâm chiếm suất bắt chính ở Muangthong. Anh chơi đủ cả 6 trận cho CLB này ở Thai-League.

Với phong độ ổn định, Đặng Văn Lâm nhiều lần trổ tài cứu nguy cho Muangthong United. Tuy nhiên, đội bóng không chỉ có mình người gác đền của tuyển Việt Nam. Vì thế, dù chơi tốt và cố gắng hết sức thì đội bóng mà Đặng Văn Lâm đang đầu quân, hiện xếp áp chót trên BXH sau 6 vòng đấu.

Muangthong chịu 2 trận thua liên tiếp gần đây, để thủng lưới 5 và không ghi được bàn nào. Từ đầu giải, đội bóng của Văn Lâm thua 4, thắng 2, xếp thứ 11.

Rõ ràng, với tài năng và góp sức lớn như thế, Đặng Văn Lâm xứng đáng nhận kết quả tốt hơn với đội bóng của mình.

Lương Xuân Trường - Buriam United, fan thấp thỏm

Sau lần đầu đến K-League kém vui, Lương Xuân Trường được bầu Đức "bật đèn xanh" xuất ngoại lần 2 và sang chơi ở Thai-League cho đội bóng mạnh Buriam United.

Công Phượng, Xuân Trường, Đặng Văn Lâm: Ngoài tiền, còn gì?
Fan hâm mộ chờ Lương Xuân Trường chơi "bốc" lên mỗi khi được tung vào sân

Tiền vệ tuyển Việt Nam đã ngay lập tức có cơ hội để chứng tỏ, 2 lần được chọn đá chính liên tiếp (chơi 109 phút). Nhưng đó cũng là thời gian duy nhất tính đến nay, bởi kể từ sau đó Lương Xuân Trường ngồi ghế dự bị (6 trận gần nhất).

Cũng cần nói thêm, cả 2 trận Xuân Trường có mặt, Buriam United đều hòa và chàng đội trưởng HAGL cũng như U23 Việt Nam không để lại được dấu ấn.

Một tình thế khá ngược giữa Xuân Trường và Đặng Văn Lâm về phong độ và kết quả của đội bóng: hiện Buriam United xếp nhất (3 thắng, 3 hòa) sau vòng 6 K-League nhưng Xuân Trường phải ngồi ngoài, trong lúc Lâm "Tây" chơi tốt thì Muangthong lận đận vị trí 11.

Điều khiến người hâm mộ vẫn cứ se sắt với Lương Xuân Trường bởi vẫn cứ mong một ngày anh chàng đội trưởng tuyệt vời của U23 Việt Nam cháy trở lại trên sân như thế, với cảm giác chơi bóng tinh tế cùng như cú sút quyết đoán...

Công Phượng - Incheon United ngày một "nhiệt"

So với Đặng Văn Lâm, Lương Xuân Trường, thử thách cho Công Phượng rõ ràng... căng hơn. Căng không chỉ vì ở vị trí tiền đạo khó cạnh tranh, mà còn bởi K-League khó nhằn hơn Thai-League. Chưa kể, Công Phượng gặp bất lợi hình thể so với hậu vệ cao to ở giải Hàn Quốc.

Công Phượng, Xuân Trường, Đặng Văn Lâm: Ngoài tiền, còn gì?
Công Phượng vừa có lần đá chính đầu tiên, ở vòng 5 K-League

Nhưng Công Phượng lại có thứ mà 2 đồng đội tuyển QG không có được: sự quan tâm, yêu mến nồng nhiệt từ quê hương thầy Park. Trong phỏng vấn mới đây, CP10 cũng thật rằng, mọi người biết đến anh vì là "học trò ông Park".

Người dân xứ Kim chi biết đến bóng đá Việt Nam cũng như cổ vũ nhiệt tình cho U23 Việt Nam, tuyển Việt Nam bởi có người Hàn Quốc Park Hang Seo.

Tuy nhiên, việc Công Phượng được kỳ vọng rất nhiều ở K-League, bởi chính khả năng của cầu thủ này khi HLV Incheon United, Andersen đã dõi theo chân sút Việt Nam từ trước khi bước vào AFF Cup...

Đến lúc này, dù chưa ghi bàn và cũng mới chỉ có lần đá chính đầu tiên (sau 3 lần vào từ ghế dự bị với tổng xấp xỉ 55 phút), nhưng Công Phượng có bước tiến đáng kể ở K-League, mỗi ngày một tốt lên, nhận nhiều khen ngợi từ báo chí Hàn Quốc.

Điểm nổi bật, Công Phượng lạc quan, tự tin và hễ được cho vào sân là chơi cực nhiệt. Chẳng thế mà CP23 được khen là chơi hay nhất trong đội hình Incheon United 2 trận gần nhất dù đội gặt kết quả thua. Trừ trận ra mắt chưa kịp chạm bóng là hết giờ, 3 lần còn lại Công Phượng đều kiến tạo được cho đồng đội, và đã tung ra được cú sút suýt thành bàn (ở trận gặp Suwon vòng 4 K-League),...

Công Phượng sẽ đi đến đâu ở K-League thì còn chờ thêm thời gian, nhưng về độ "nóng" và sức hút thì chắc chắn CP10 vượt hẳn cả Lương Xuân Trường lẫn Đặng Văn Lâm.

CĐV hô vang Công Phượng sau pha xử lý xuất sắc:

Mai Nguyễn

Let's block ads! (Why?)



Dùng cạnh tranh làm chiến lược, quyết cải thiện thứ hạng ngành viễn thông

 Đây là tuyên bố của Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong bối cảnh ngành viễn thông Việt Nam những năm qua luôn có thứ hạng thấp trên bản đồ thế giới. 

Từng là điểm sáng trên bản đồ viễn thông thế giới, thế nhưng các chỉ số xếp hạng của ngành viễn thông Việt Nam đã đi tụt lùi trong khoảng 10 năm trở lại đây. Thứ hạng của Việt Nam hiện ở mức 108 so với khoảng 200 quốc gia trên thế giới.

Do vậy, trong thời gian gần đây, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đang liên tục đưa ra những phương án nhằm nhìn nhận một cách chính xác tình hình hiện tại, từ đó tìm cách vực dậy sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.

Viễn thông Việt Nam có thực sự yếu kém như bảng xếp hạng?

Tại cuộc họp Giao ban quản lý Nhà nước tháng 3/2019 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặt câu hỏi về tính chính xác trong công tác thống kê số liệu của ngành TT&TT.

Theo đó, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) từng cho biết, số người dùng Internet Việt Nam trong năm 2018 là 54 triệu người, chiếm 62% dân số. Điều này cần phải xem lại bởi Việt Nam hiện có tới 60 triệu chiếc smartphone kết nối Internet. Tỷ lệ dùng 2 smartphone tại Việt Nam là 1,1 máy/người, như vậy có ít nhất 55 triệu người dân được tiếp xúc với Internet di động.

Trong khi đó, số lượng đường truyền cáp quang đến hộ gia đình là khoảng 15 triệu thuê bao. Mỗi đường cáp quang này thường tương đương với 4 người dùng, như vậy, sẽ có thêm khoảng 60 triệu người dùng Internet băng thông rộng.

Khi xét cả 2 yếu tố trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, con số 54 triệu người Việt Nam dùng Internet của Cục Viễn thông đưa ra là chưa chính xác.

Dùng cạnh tranh làm chiến lược, quyết cải thiện thứ hạng ngành viễn thôngh
Diện tích phủ sóng 4G của Viettel. Đây cũng là nhà mạng có vùng phủ lớn nhất và có khả năng bao quát khoảng 95% dân số Việt Nam.

Bộ trưởng cho rằng Cục Viễn thông cần tham khảo kinh nghiệm của các nước để có cách tính mới, cung cấp chính xác cho các tổ chức quốc tế để phản ánh một cách trung thực tình trạng phát triển của ngành viễn thông. Bên cạnh đó là các chỉ số khác của bộ chỉ số phát triển viễn thông IDI (ICT Developement Index - IDI) để xem cần cải thiện những gì.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề xuất các nhà mạng phải cung cấp số liệu online (theo giời gian thực) lên Bộ TT&TT, tránh việc báo cáo thống kê bằng văn bản giấy.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc quản lý lĩnh vực viễn thông phải dựa trên số liệu, do đó Bộ TT&TT cần có số liệu theo thời gian thực từ các nhà mạng. Đây là cách quản lý đang được triển khai tại nhiều nước trên thế giới.

Trong thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu Cục Viễn thông phải ra quy định về việc phân loại xem nhưng dữ liệu nào các nhà mạng cần cung cấp online.

Muốn thúc đẩy ngành viễn thông, chỉ có cách dùng cạnh tranh

Trước những trăn trở về việc đã đến lúc ngành viễn thông Việt Nam cần phải có một chiến lược mới nhằm cải thiện thứ hạng của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, chiến lược duy nhất của ngành viễn thông là cạnh tranh.

Từ lâu ngành viễn thông di động đã tồn tại thế chân vạc với 3 doanh nghiệp lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, phải kích các doanh nghiệp này, tạo ra sự thay đổi, từ đó thị trường di động mới phát triển.

Dùng cạnh tranh làm chiến lược, quyết cải thiện thứ hạng ngành viễn thông
Số liệu thị phần di động Việt Nam năm 2017. Nguồn: Sách trắng CNTT-TT 2017.

“Tư duy của 3 nhà mạng là tôi đã thu của người dân được 100.000 tiền điện thoại mỗi tháng, nếu tôi làm thêm mạng data, tôi sẽ thu được thêm của người dân 100.000 nữa, tổng cộng là 200.000. Đây là tư duy sai cơ bản", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Theo người đứng đầu ngành TT&TT, doanh thu bao nhiêu năm nay đã giúp các doanh nghiệp viễn thông khấu hao hết khoản vốn đầu tư, do vậy cần giảm giá dịch vụ thoại và tin nhắn.

Tỷ lệ sử dụng dữ liệu trên mỗi thuê bao ở Việt Nam hiện rất thấp, chỉ bằng một nửa so với nước láng giềng Campuchia. Nếu thực hiện được chính sách trên, người dân sẽ có khoản chi lớn hơn cho dịch vụ data (dữ liệu). Lúc này, lượng thuê bao data và mức sử dụng data của người dân cũng sẽ theo đó mà tăng lên. Đây là nền tảng của chuyển đổi số và kinh tế số.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao nhiệm vụ cho Cục Viễn thông trong tháng 4 cần xây dựng chiến lược mới nhằm phát triển ngành viễn thông Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là phải nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ thế giới, phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 90% người dân Việt Nam được sử dụng smartphone.

Nhà mạng phải thay đổi và bắt kịp xu hướng thế giới

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng doanh thu mỗi năm, các nhà mạng cần bỏ tiền đầu tư lâu dài nhằm phục vụ cho việc phát triển dài hạn.

Để thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ data di động trong người dân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất việc đẩy mạnh các gói cước data theo ngày.

Dịch vụ điện thoại là nhu cầu thiết yếu, trong khi đó data di động chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí. Khác với nhu cầu thiết yếu cần được đáp ứng hàng ngày, nhu cầu giải trí của mỗi người là khác nhau tuỳ theo thời điểm.

Dùng cạnh tranh làm chiến lược, quyết cải thiện thứ hạng ngành viễn thông
Trong nhiều năm liền, các nhà mạng viễn thông là con gà đẻ trứng vàng cho nền kinh tế Việt Nam. Để duy trì được điều này, các doanh nghiệp viễn thông phải nhanh chóng chuyển mình và bắt kịp với các xu thế công nghệ mới.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, việc phong phú hoá gói cước, triển khai mạnh các gói dịch vụ data theo ngày sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, từ đó thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ data.

Trước xu thế phát triển mới của ngành viễn thông, các nhà mạng từ chỗ là một nhà cung cấp hạ tầng đơn thuần, giờ sẽ đóng vai trò mới khi trở thành nền tảng (platform) để hàng ngàn doanh nghiệp dựa trên đó phát triển dịch vụ, từ đó ăn chia lợi nhuận.

Người đứng đầu Bộ TT&TT cho rằng, chính các nhà mạng cũng là người tạo nên một số dịch vụ mới. Đó có thể là hạ tầng phần cứng, nền tảng cho nhiều người chơi hay một số dịch vụ quan trọng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

“Đây chính là những xu thế mới đang nảy sinh trong ngành viễn thông thế giới. Nếu chậm chân và không nắm bắt được xu thế, ngành viễn thông Việt Nam sẽ bị tụt lại phía sau”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Trọng Đạt

Let's block ads! (Why?)



Sẽ không có iPhone 5G trong năm nay?

Phải mất hai hoặc ba năm nữa, iPhone 5G mới tới tay người dùng, năm nay chỉ có bản nâng cấp thông thường.

Nhà phân tích Timothy Arcuri của UBS cho biết Apple sẽ không phát hành iPhone 5G trong năm nay. Nguyên nhân là do hãng chưa có phần cứng và đối tác sẵn sàng cho một thiết bị như vậy.

Tháng 9 tới đây, Apple sẽ ra đợt iPhone mới nhưng chỉ là các bản nâng cấp của iPhone XR, iPhone XS và iPhone XS.

Do Apple đang có tranh chấp pháp lý với Qualcomm, nhà sản xuất model 5G di động lớn nhất hiện nay, nên lựa chọn duy nhất còn lại là Intel.

Sẽ không có iPhone 5G trong năm nay?
Apple sẽ không phát hành iPhone 5G trong năm nay

Tuy nhiên, Intel chưa thể hoàn thiện model 5G trước năm 2020. Điều đó có nghĩa Apple cũng không thể ra mắt iPhone 5G trước thời điểm này.

Nhà phân tích của UBS cho biết MediaTek và Samsung có thể là phương án dự phòng của Apple nhưng nhiều khả năng công ty của Tim Cook không mặn mà với lựa chọn này.

Thứ nhất, MediaTek không được coi là công ty có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất iPhone. Trong khi đó, Apple đang giảm dần sự phụ thuộc vào Samsung nên không có chuyện hãng đặt cược quá lớn vào canh bạc này.

Và như vậy, Apple chưa tìm được đối tác nào phát triển phần cứng cho iPhone 5G. Qualcomm từng là lựa chọn tốt nhất nhưng nay thì không còn nữa do hai bên đang coi nhau như kẻ thù.

Timothy Arcuri cho rằng iPhone 5G sẽ xuất hiện cuối năm 2021 và tới tay người dùng năm 2022, lâu hơn nhiều dự kiến trước đây của Apple.

Nguyễn Minh(theo Softpedia)

Vượt Mỹ và TQ, Hàn Quốc ra mắt mạng 5G đầu tiên trên thế giới

Vượt Mỹ và TQ, Hàn Quốc ra mắt mạng 5G đầu tiên trên thế giới

Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc Yoo Young-min cho biết, việc ra mắt dịch vụ mạng 5G đầu tiên trên thế giới sẽ giúp nước này dẫn đầu lĩnh vực này trong tương lai.

Let's block ads! (Why?)



Kiếm gần triệu USD bằng cách đổi iPhone giả

Bằng cách lợi dụng chính sách sửa chữa của Apple, 2 du học sinh Trung Quốc đã kiếm lời tới 900.000 USD trước khi bị bắt.

Yangyang Zhou và Quan Jiang, 2 sinh viên kỹ thuật tại 1 đại học ở Oregon có thể đối mặt với án hình sự với cáo buộc lừa đảo Apple để kiếm lời. Những sinh viên này từ đầu năm 2017 đã mang hàng ngàn chiếc iPhone giả từ Trung Quốc vào Mỹ, sau đó gửi tới Apple đòi sửa chữa và thay iPhone mới với lý do máy bật không lên.

Chiêu này đã thành công khi Apple nhiều lần đổi cho họ iPhone mới. Theo ước tính của cơ quan điều tra, Apple bị thiệt hại 895.800 USD vì trò lừa đảo này. Sau khi có được iPhone mới, 2 sinh viên này sẽ gửi chúng về Trung Quốc để bán lấy tiền.

Kiếm gần triệu USD bằng cách đổi iPhone giả
Những kẻ lừa đảo mang iPhone giả, không bật được nguồn tới Apple Store rồi yêu cầu nhân viên phải bảo hành cho họ. Ảnh: Shutterstock

Theo cáo trạng, Yangyang Zhou là người chịu trách nhiệm nhập iPhone giả vào Mỹ cũng như gửi iPhone thật về Trung Quốc. Quan Jiang chịu trách nhiệm gửi iPhone giả tới bộ phận chăm sóc của Apple theo cả hình thức đăng ký trực tuyến lẫn ở cửa hàng. Tiền lời được chuyển vào tài khoản của mẹ Jiang, sau đó chuyển ngược lại về Mỹ cho anh này.

Zhou bị cáo buộc xuất khẩu hàng hóa trái phép, còn Jiang bị cáo buộc buôn hàng giả và lừa đảo. Luật sư của cả 2 biện hộ rằng họ không hề biết đây là iPhone giả.

“Ông Zhou không biết rằng đây là hàng giả, nên chúng tôi tin rằng ông ấy có thể rũ bỏ các tội danh”, luật sư của Zhou cho biết.

Kiếm gần triệu USD bằng cách đổi iPhone giả
Nhân viên tại Apple Store rất khó kiểm chứng iPhone có phải hàng thật hay không nếu không thể bật máy. Ảnh: Gabe Trumbo

Cáo trạng giải thích lý do bộ đôi này lừa đảo thành công là các nhân viên tại Apple Store không thể bật máy, do đó khó xác minh được iPhone mang đến là thật hay giả. Những kẻ lừa đảo thì liên tục nói rằng iPhone vẫn còn bảo hành, nên cuối cùng Apple vẫn đổi cho họ iPhone mới. Trong quy trình bảo hành của Apple, không có yêu cầu người mua phải chứng minh họ mua iPhone ở đâu.

Jiang cho biết mỗi lần anh nhận một thùng khoảng 20 – 30 iPhone được gửi từ Trung Quốc. Jiang đã gửi tới Apple tổng cộng 3.069 chiếc iPhone giả, và thành công khi nhận iPhone mới 1.493 lần. Với giá trị trung bình khoảng 600 USD mỗi máy, Apple đã thiệt hại gần 900.000 USD.

FBI tiến hành cuộc điều tra vào tháng 4/2017 sau khi hải quan phát hiện nhiều gói hàng được chuyển từ Hong Kong với tem, nhãn của Apple có dấu hiệu giả mạo. Vào tháng 6/2017, Apple đã gửi thông báo tới Jiang rằng họ nhận biết được anh này đang nhập khẩu iPhone giả, nhưng Jiang phớt lờ thông báo đó.

Năm 2018, một sinh viên Trung Quốc sống tại New Jersey cũng bị buộc tội lừa đảo khi bán iPhone, iPad giả trong gần 10 năm và kiếm được 1,1 triệu USD. Người này đã phải nhận mức án hơn 3 năm tù.

Theo Zing

Camera iPhone đang là nỗi đau của Táo khuyết

Camera iPhone đang là nỗi đau của Táo khuyết

Từng là chuẩn mực cho nhiếp ảnh di động, giờ đây iPhone phải đuổi theo các đối thủ Android từ phía sau.

Let's block ads! (Why?)



MU cuống cuồng đàm phán giữ Paul Pogba

Để tránh sự nhòm ngó từ phía Real Madrid, lãnh đạo Quỷ đỏ bắt đầu xúc tiến các cuộc thương lượng gia hạn hợp đồng với Paul Pogba.

Sau khi Zidane trở lại dẫn dắt đội bóng Hoàng gia, ông lập tức đưa Pogba cùng Hazard vào tầm ngắm để vực dậy đế chế Real Madrid.

MU cuống cuồng đàm phán giữ Paul Pogba
Pogba muốn nhận mức lương 500.000 bảng/tuần

Bản thân ngôi sao người Pháp gần đây cũng có những phát biểu lấp lửng về khả năng gia nhập sân Bernabeu. Đây được xem là "đòn gió" của Pogba khiến lãnh đạo MU sớm có những động thái mời ký tiếp hợp đồng.

The Sun tiết lộ, MU sẵn sàng ngồi lên bàn đàm phán với "siêu cò" Mino Raiola để bàn về tương lai của chàng tiền vệ 26 tuổi.

Giao kèo giữa Pogba và Quỷ đỏ còn thời hạn đến hè 2021, kèm theo điều khoản ký thêm 12 tháng. Mức lương "cứng" anh đang nhận tại Old Trafford là 290.000 bảng/tuần.

Trong hợp đồng mới, Paul Pogba muốn tăng lương lên 500.000 bảng/tuần và vượt lên trở thành cầu thủ nhận thù lao cao nhất MU.

Việc MU đưa về Alexis Sanchez và trả anh mức lương 391.000 bảng/tuần (cộng thêm nhiều điều khoản thưởng thêm khác) khiến các trụ cột Quỷ đỏ như Pogba, De Gea hay Ander Herrera không hài lòng.

MU cuống cuồng đàm phán giữ Paul Pogba
Solskjaer muốn xây dựng lối chơi xung quanh Pogba

Bởi vậy, họ đang gây sức ép lên ban lãnh đạo nhằm có được bản hợp đồng mới hậu hĩnh.

HLV Solskjaer xem Pogba là hạt nhân chính của Quỷ đỏ và ông muốn xây dựng lối chơi xung quanh ngôi sao người Pháp. Thế nên, việc đầu tiên là cần phải đảm bảo tương lai lâu dài cho cựu cầu thủ Juventus.

MU sẽ mời Pogba ký tiếp đến năm 2023 và biến anh trở thành cầu thủ nhận lương cao nhất Ngoại hạng Anh.

* Đăng Khôi

Let's block ads! (Why?)



MU long đong mua sắm: Tiền nhiều vẫn khóc ròng...

 - MU giàu nhất thế giới, sẵn sàng phá kỷ lục chuyển nhượng, nhưng tiền nhiều để làm gì nếu thiếu chiếc lược đúng đắn?

MU sẵn sàng phá kỷ lục chuyển nhượng

MU không thi đấu quốc nội cuối tuần này, và chỉ trở lại sân cỏ vào giữa tuần sau, khi tiếp đón Barca ở lượt đi tứ kết Champions League.

Từ lúc này, trên sân tập ở Carrington là những cuộc thử nghiệm chiến thuật và nhân sự của Ole Gunnar Solskjaer, nhằm tìm ra công thức lý tưởng cho cuộc chiến với Barca.

MU long đong mua sắm: Tiền nhiều vẫn khóc ròng...
Ed Woodward xác nhận, MU sẵn sàng lập kỷ lục chuyển nhượng

Trong khi đó, ở cấp lãnh đạo, Ed Woodward đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển nhượng, để sớm hoàn tất bộ khung cho mùa giải sau.

Những nguồn tin thân MU cho biết, nhà Glazer và Ed Woodward đã thông qua dự án thể thao được cho là rất quan trọng, với chi phí chưa từng có.

Trong lịch sử, kỷ lục chuyển nhượng của MU là 166 triệu bảng mùa Hè 2016, dành cho 3 tân binh Mkhitaryan, Paul Pogba và Eric Bailly (riêng Zlatan Ibrahimovic theo dạng tự do).

Mùa giải 2017-18, hoạt động chuyển nhượng của MU là 178 triệu bảng. Dù vậy, có 30 triệu bảng trong đó được tính bằng việc trao đổi Mkhitaryan lấy Alexis Sanchez với Arsenal, không ảnh hưởng vào ngân sách.

Như vậy, mùa Hè này MU chắc chắn tiêu nhiều hơn 166 triệu bảng khi kỷ nguyên Ole Gunnar Solsjkaer thực sự bắt đầu. Nhiều, nhưng là bao nhiêu?

Nguồn tin thân MU nhấn mạnh, nhà Glazer xác định phá kỷ lục trong một kỳ chuyển nhượng của bóng đá Anh, được Man City thiết lập vào mùa Hè 2017. Khi ấy, Pep Guardiola được tiêu đến 223,65 triệu bảng (tính cả mùa 2017-18, Man City mua sắm 285,75 triệu bảng).

MU long đong mua sắm: Tiền nhiều vẫn khóc ròng...
Nếu bán được Alexis Sanchez, MU sẽ có thêm ngân sách chuyển nhượng

Nếu đúng như vậy, trước mắt MU có thể sử dụng ít nhất 250 triệu bảng cho phiên chợ mùa Hè 2019, để mang về những viên gạch cho Solskjaer xây dựng nền móng vững chắc.

Tiền nhiều để làm gì?

Mùa trước, toàn bộ chi phí mà MU bỏ ra cho việc mua cầu thủ là 74,43 triệu bảng. Dù vậy, ở chiều ngược lại, Quỷ đỏ thu về 31,82 triệu bảng, nên ngân sách cho chuyển nhượng chỉ là 42,61 triệu bảng.

Điều này cũng đồng nghĩa, ngân sách chuyển nhượng được sử dụng hết dưới thời Jose Mourinho hoàn toàn có thể được chuyển tiếp sang giai đoạn Solskjaer.

Vì thế, MU đủ tiềm lực tài chính để nâng mức phí chuyển nhượng mùa Hè 2019 lên 300 triệu euro.

Hãy nhớ, MU hiện là CLB bóng đá có giá trị thương hiệu mạnh nhất thế giới. Không Premier League, không Champions League, nhưng thương hiệu của Quỷ đỏ vẫn tăng vùn vụt, lên 3,1 tỷ bảng (4,1 tỷ USD, theo đánh giá của Forbes).

Doanh thu mùa trước của MU là 581 triệu bảng. Dự kiến, mức doanh thu mùa này sẽ đạt ít nhất 600 triệu bảng.

Chưa kể, nếu bán được Alexis Sanchez, và một số "ông kễnh" khác, MU hứa hẹn có khoản ngân sách chuyển nhượng lên đến 400 triệu bảng, để đáp ứng yêu cầu của Solskjaer.

MU long đong mua sắm: Tiền nhiều vẫn khóc ròng...
Ed Woodward không có tầm nhìn thể thao, liên tục sai lầm từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu

Tuy nhiên, cần đặt ra một điều: tiền nhiều để làm gì, nếu sử dụng không hợp lý? Về khía cạnh này, người hâm mộ MU có lý do để suy nghĩ.

Người ta có thể chỉ trích Mourinho, chê bai Van Gaal, hay mỉa mai David Moyes thậm tệ. Nhưng điểm chung khiến những con người ấy thất bại là Ed Woodward.

Sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu năm 2013, toàn bộ quyết định chuyên môn do Ed Woodward quyết định. Mà ông vốn không giỏi chuyên môn, không nhìn được cầu thủ nào phù hợp truyền thống và bản sắc MU.

Solskjaer cần thêm ít nhất 1 trung vệ, 2 tiền vệ, 1 tiền đạo để định hình bộ khung mới (tất nhiên, vẫn cần thêm cầu thủ chất lượng để tăng chiều sâu nhân sự). Điều quan trọng là Ed Woodward có mang được những gương mặt phù hợp về Old Trafford, hay chỉ mua các cầu thủ mà cá nhân ông thích?

Ở thời điểm này, tiền không phải vấn đề với MU. Vấn đề là CLB đang thiếu một quản lý có tầm nhìn về chuyên môn.

Trong trường hợp không tìm được GĐTT, để Solskjaer quản lý toàn bộ việc mua sắm - như Sir Alex Ferguson trước đây - mang đến hy vọng thành công hơn là tiếp tục đặt mọi thứ vào tay Ed Woodward, vị phó chủ tịch chỉ giỏi giúp tăng cổ phiếu CLB trên thị trường chứng khoán New York.

Đại Phong

Let's block ads! (Why?)