Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Cục An toàn thông tin đề xuất doanh nghiệp chia sẻ thông tin mã độc

 Đây là một trong các hoạt động được Cục An toàn thông tin tổ chức nhằm thực hiện Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại.

Sáng 20/6, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa đại diện Cục An toàn thông tin - ATTT (Bộ TT&TT) và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo mật tại thị trường trong nước. Đây đều là các doanh nghiệp đã có tên tuổi lớn như Bkav, CMC Infosec, Kaspersky, Bitdefender, ESET, Symatec, Trend Micro, F-Secure....

Thời gian qua, tình hình an toàn thông tin Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong năm 2016 và  2017, một số cuộc tấn công mạng sử dụng phần mềm độc hại (mã độc) làm thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều cơ quan, tổ chức ở Việt Nam.

Tính đến hết tháng 4/2018, Cục ATTT ghi nhận, có khoảng 13 triệu lượt địa chỉ IP của Việt Nam truy cập đến các tên miền hoặc IP phát tán, điều khiển mã độc trên thế giới. Khoảng 380.000 địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong danh sách đen của các tổ chức quốc tế.

Do vậy, ngày 25/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Buổi làm việc được tổ chức ngày hôm nay là một trong các hoạt động được Cục An toàn thông tin tổ chức nhằm thực hiện Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ.

Mã độc,Bảo mật,An toàn thông tin,An ninh mạng,Virus,Internet,Máy tính,USB
Buổi gặp mặt xin ý kiến các doanh nghiệp về việc chia sẻ thông tin mã độc của Cục ATTT (Bộ TT&TT).

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ TT&TT là bảo đảm có giải pháp phòng, chống mã độc, bảo vệ cho 100% máy chủ, máy trạm, thiết bị đầu cuối liên quan và có cơ chế tự động cập nhật phiên bản hoặc dấu hiệu nhận dạng mã độc mới.

Giải pháp phòng, chống mã độc được đầu tư mới hoặc nâng cấp cần có chức năng cho phép quản trị tập trung; có dịch vụ, giải pháp hỗ trợ kỹ thuật 24/7, có khả năng phản ứng kịp thời trong việc phát hiện, phân tích và gỡ bỏ phần mềm độc hại; có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu thống kê tình hình lây nhiễm mã độc với hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ TT&TT và quy định của pháp luật.

Mã độc,Bảo mật,An toàn thông tin,An ninh mạng,Virus,Internet,Máy tính,USB
Ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục ATTTT trao đổi với một đại diện đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực phòng chống mã độc. Ảnh: Trọng Đạt

Chỉ thị số 14 quy định,  các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải có cấu phần phù hợp cho giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, giải pháp phòng, chống mã độc.

Nhiệm vụ được đưa ra với Bộ TT&TT là xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về mã độc giữa hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng liên quan với giải pháp phòng, chống mã độc ở các bộ, ngành, địa phương, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục ATTTT, công việc này không thể thực hiện đơn lẻ mà cần có sự phối hợp của các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan trong lĩnh vực phòng chống mã độc tại Việt Nam.

Do vậy, Cục ATTT đã tổ chức buổi gặp mặt nhằm xin ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp, sau đó các góp ý này sẽ được tập hợp, xử lý và trình lên Thủ tướng Chính phủ.  Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo mật có thể gửi ý kiến đóng góp cho Cục ATTT đến hết ngày 30/6.

Trọng Đạt

Mua máy tính mới tại Việt Nam, chỉ 4 phút sau là nhiễm mã độc

Mua máy tính mới tại Việt Nam, chỉ 4 phút sau là nhiễm mã độc

Nhiều người dính mã độc vì mua nhầm phần mềm antivirus. Khi tiến hành thử nghiệm, chỉ mất 4 phút để một chiếc máy tính mới mua bị nhiễm virus tại Việt Nam.

Mã độc tấn công router VPNFilter đã tiến hóa nguy hiểm hơn

Mã độc tấn công router VPNFilter đã tiến hóa nguy hiểm hơn

VPNFilter, mã độc có khả năng xâm nhập và chiếm quyền quản lý toàn bộ hệ thống cá nhân hoặc doanh nghiệp được thông tin cách đây vài tuần, dường như đã tiến hoá trở lên nguy hiểm hơn rất nhiều.

500.000 thiết bị router đang lây nhiễm mã độc nguy hiểm

500.000 thiết bị router đang lây nhiễm mã độc nguy hiểm

Một loại mã độc nguy hiểm đang lây lan tới khoảng hơn 500 ngàn thiết bị router của người dùng cá nhân và các công ty, theo cảnh báo mới đây của Cisco.

Việt Nam tổ chức diễn tập phòng chống mã độc đào tiền ảo

Việt Nam tổ chức diễn tập phòng chống mã độc đào tiền ảo

Trong 2 năm 2017-2018, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các loại hình mã độc đào tiền ảo. Theo các chuyên gia, có tới hơn một nửa số máy tính tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng để các mã độc đào tiền ảo khai thác.

 

Let's block ads! (Why?)



Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :