- Đây là lưu ý của Cục trưởng Cục Tần số VTĐ trong trường hợp sớm triển khai công nghệ mạng di động 5G tại Việt Nam.
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018 của Bộ TT&TT, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT) đã chia sẻ một số ý kiến trước đề xuất của các doanh nghiệp liên quan đến việc cấp phép băng tần dành cho 5G.
ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số VTĐ. Ảnh: Trọng Đạt. |
Theo ông Đoàn Quang Hoan, 5G là sự thay đổi toàn diện của mạng thông tin di động với concept (khái niệm) được thay đổi hoàn toàn mới. Một trong những thành phần của việc phát triển 5G là băng rộng vô tuyến với tốc độ GHz/giây triển khai ở băng tần trung và băng tần cao. Hiện chúng ta đang cùng với thế giới nghiên cứu và có định hướng sẽ sử dụng băng tần 26 GHz, ông Đoàn Quang Hoan nói.
Vị Cục trưởng Cục Tần số VTĐ cho biết, một trong những điểm khác biệt của 5G so với 2G, 3G và 4G là việc có thể sử dụng công nghệ beamforming để triển khai. Beamforming là công nghệ tập trung tín hiệu và hướng nó trực tiếp vào mục tiêu cụ thể thay vì phát sóng ra mọi hướng.
Cũng chính vì điều này mà phạm vi phủ sóng sẽ bị thu hẹp lại. Trong trường hợp đó, mật độ BTS sẽ phải tăng lên. Theo ông Đoàn Quang Hoan, Bộ TT&TT sẽ phải nghiên cứu trước để đảm bảo an toàn bức xạ điện từ trong bối cảnh triển khai 5G.
Bộ TT&TT sẽ nghiên cứu để đảm bảo an toàn bức xạ điện từ trong bối cảnh triển khai 5G. |
Chia sẻ về điều này, đại diện Viettel cho rằng việc triển khai 5G ở tần số thấp 3.5GHz hoặc cao hơn là 28GHz đòi hỏi các trạm BTS phải đặt rất dày.
Theo đại diện Viettel, thực tế triển khai cho thấy khi lắp đặt trạm anten lớn, nhà mạng này thường gặp sự phản đối của người dân. Tuy nhiên người dân lại đồng thuận hơn khi Viettel sử dụng trạm anten cỡ nhỏ. Viettel đề nghị Bộ TT&TT sớm có chỉ đạo xây dựng lộ trình cụ thể để tiến tới triển khai dịch vụ 5G vào năm 2020.
Trước lo lắng của người dân và doanh nghiệp, đại diện Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ TT&TT) cho biết, cơ quan này sẽ tích cực cập nhật và theo dõi các kết luận của tổ chức y tế thế giới (WHO) để luôn đảm bảo an toàn bức xạ điện từ.
Trọng Đạt
5G và Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội để Việt Nam vươn ra thế giới
Theo các chuyên gia, sự phát triển của 5G sẽ mang tới khả năng truyền thông tin di động băng rộng với tốc độ rất cao, IoT có ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, CNTT&TT cũng sẽ đạt tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người.
Smartphone 5G sẽ ra mắt năm 2019
Qualcomm vừa công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm chuẩn bị cho đợt ra mắt loạt smartphone 5G vào năm sau.
"VN cần phát triển hạ tầng băng rộng, sẵn sàng cho 5G"
Đó là khẳng định của Bộ Trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại Hội thảo Quản lý tần số đối với vô tuyến băng rộng và IoT, do Cục Tần số vô tuyến điện tổ chức tại Hà Nội ngày 8/6.
VN phấn đấu nằm trong tốp các nước đi đầu trong triển khai 5G
"Việt Nam đã chậm chân trong việc triển khai dịch vụ 4G. Chính vì vậy, chúng ta phải trở thành một trong những quốc gia đi đầu về triển khai 5G trong thời gian tới.", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định.