Tại Trung Quốc, những người nông dân đang bắt đầu chuyển đổi từ việc trồng trọt sản xuất sang làm… livestream. Nhờ việc livestream, từng có người nông dân bán thành công 1 triệu cân cam chỉ trong 13 ngày.
Nam sinh lớp 11 chế tạo ôtô chạy bằng năng lượng mặt trời
Anh “kỹ sư” lớp 8 nổi danh nhờ hàng chục phát minh, sáng chế
Việt Nam chế tạo thành công máy làm đá tuyết từ nước biển
Những người nông dân trở thành các streamer nổi tiếng là một hiện tượng xã hội mới tại Trung Quốc. Điều này phổ biến đến nỗi, các công ty thương mại điện tử đã thiết lập hẳn một chương trình để đào tạo livestream dành riêng cho đối tượng này.
Theo TechinAsia, gã khổng lồ Alibaba của Trung Quốc đã lên kế hoạch cho một chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua việc bán hàng online. Điều này được hiện thực hóa bằng cách đào tạo 1.000 người nông dân trở thành những streamer trên mạng.
Những người nông dân Trung Quốc trong các lớp tập huấn về kỹ năng bán hàng online thông qua việc livestream trên các trang thương mại điện tử như Taobao. |
Taobao là một trong những chợ điện tử lớn nhất tại Trung Quốc. Công ty này đã cung cấp tính năng livestream trên các trang chợ điện tử của mình từ năm 2016. Kể từ đó đến nay, việc livestream đã trở thành kênh phân phối của rất nhiều sản phẩm, từ quần áo, mỹ phẩm, hàng thời trang cho đến cả các mặt hàng nông sản.
Cũng vì thế, Livestream đã trở thành một kênh kết nối quan trọng của những người nông dân Trung Quốc với các khách hàng. Trong vòng 3 năm qua, đã có khoảng 100.000 người dùng việc livestream trên Taobao để quảng cáo các sản phẩm nông nghiệp.
Báo cáo của Taobao cũng cho thấy, nhờ việc livestream, từng có một người nông dân ở Trung Quốc bán thành công 1 triệu cân cam chỉ trong 13 ngày.
Chen Jiubei (còn gọi là Xiangxi Jiumei) đang livestream trên Taobao từ ngôi làng của cô ở phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. |
Không chỉ có Taobao, nhiều nền tảng bán hàng online của Trung Quốc cũng đã tham gia vào cuộc chiến livestream. Thực tế tại Trung Quốc khác hẳn với Hoa Kỳ và Châu Âu, nơi vẫn còn khoảng cách khá xa giữa các nền tảng livestream với thương mại điện tử.
Sở dĩ những người nông dân Trung Quốc bắt kịp khá nhanh với công nghệ bởi chính nhu cầu thực tế về việc tìm đầu ra cho nông sản hàng ngày. Người tiêu dùng hiện đại có xu hướng tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Họ cần có sự đảm bảo rằng các loại thực phẩm mình tiêu thụ hàng ngày có nguồn gốc tự nhiên. Việc livestream của những người nông dân đã giải quyết ngay lập tức nhu cầu đó.
Những người nông dân Trung Quốc đang cho thấy sự thích nghi rất nhanh của họ với công nghệ nhằm tìm đầu ra mới cho sản phẩm của mình. |
Không chỉ vậy, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao tại Trung Quốc, nhiều người muốn tìm đến các khung cảnh làng quê như một thú vui giải trí nhằm giảm bớt căng thẳng. Hoặc đơn giản hơn, nhiều người dân thành thị Trung Quốc cảm thấy nhớ nông thôn, những vùng đất mà họ đã từ đó ra đi vì cuộc mưu sinh nơi thành phố.
Dù người xem tìm đến vì mục đích nào, có một thực tế rằng nhờ việc livestream, những người nông dân có thể tăng doanh số bán hàng của họ lên đáng kể. Thậm chí, nhiều người nông dân còn trở nên nổi tiếng nhờ việc được biết đến rộng rãi trên mạng. Những hiệu quả bất ngờ của phương pháp này khiến ngày càng nhiều người nông dân tại Trung Quốc tìm cách thử vận may với công việc livestream.
Tuấn Nghĩa(Theo TechinAsia)
Trung Quốc lắp thiết bị nhận dạng khuôn mặt ở toilet công cộng
Việc đầu tiên mà người dùng cần làm khi bước vào nhà vệ sinh kiểu mới là đưa đầu vào máy nhận dạng khuôn mặt. Ba giây sau, 90 cm giấy vệ sinh sẽ được thả ra từ cỗ máy này.
Facebooker Việt chửi CR7 qua livestream: Nạn “ngôn từ rác” trên MXH
Dù thường xuyên hay thỉnh thoảng lướt qua Facebook, chắc chắn không ít lần bạn “hết hồn” với những bình luận, status với ngôn từ dung tục. Đó chính là vấn nạn “ngôn từ rác” trên Facebook.
Công ty Internet phải bồi thường 174 triệu USD vì để mạng chậm
Công ty cung cấp mạng Charter Communication đã đồng ý với Tổng chưởng lý của thành phố New York trả số tiền kỷ lục 174,2 triệu USD để giải quyết các chi phí cho vụ gian lận tốc độ Internet.
Những chỉ số nổi bật về tài nguyên Internet Việt Nam năm 2018
Sáng 5/12, tại sự kiện “Ngày Internet Việt Nam” (Internet Day 2018), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chính thức công bố “Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018”.
Nơi nào có internet di động nhanh hơn Wi-Fi?
Theo một nghiên cứu của OpenSignal, hiện nay có 33 quốc gia có tốc độ mạng di động 3G/4G nhanh hơn mức trung bình so với Wi-Fi.