Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Thụy Sỹ bắt giữ Chủ tịch LĐBĐ Nam Mỹ và CONCACAF

Hai nhân vật cấp cao của FIFA đã bị nhà chức trách bắt giữ vào sáng 3/12 với nghi án nhận hối lộ hàng triệu đôla.

thuy-sy-bat-giu-chu-tich-ldbd-nam-my-va-concacaf

Quá trình điều tra FIFA tiếp tục khiến các quan chức cấp cao vào vòng lao lý. Ảnh: Reuters.

Cuộc đột kích diễn ra vào rạng sáng tại khách sạn Baur au Lac, thành phố Zurich. Hành động của chính quyền Thụy Sỹ diễn ra chỉ hai ngày sau cuộc họp của thành viên Ủy ban điều hành FIFA, nội dung chính là bỏ phiếu cải tổ.

Danh tính của hai quan chức cấp cao bị bắt không được phía Thụy Sỹ tiết lộ. Tuy nhiên hãng Reuters cho biết đó là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ Juan Angel Napout và Chủ tịch Liên đoàn bóng đá CONCACAF Alfredo Hawit. Ông Juan Angel Napout mới được bầu vào tháng 3/2015.

Văn phòng tư pháp Thụy Sỹ cho biết hai nhân vật này liên quan tới nhận hối lộ để bán bản quyền thương mại các giải đấu châu Mỹ cũng như trận đấu vòng loại World Cup.

Chủ tịch LĐBĐ Nam Mỹ Juan Angel Napout.

Chủ tịch LĐBĐ Nam Mỹ Juan Angel Napout.

"FIFA nhận thức được hành động ngày hôm nay của Bộ tư pháp Mỹ", tuyên bố của Liên đoàn bóng đá thế giới được đưa ra sau cuộc bắt giữ. "FIFA tiếp tục hợp tác toàn diện với cuộc điều tra của Mỹ thông qua sự cho phép của Thụy Sỹ, cũng như cuộc điều tra dẫn đầu bởi văn phòng Tổng chưởng lý Thụy Sỹ".

"FIFA không có bình luận nào về hành động ngày hôm nay".

Tháng 5/2015, cơ quan chức năng Thụy Sỹ đã tiến hành bắt giữ bảy quan chức cấp cao của FIFA theo yêu cầu từ Mỹ cũng tại khách sạn Baur au Lac. Trong đó có Phó chủ tịch FIFA Jeffrey Webb.

Sự kiện này dẫn tới hàng loạt cuộc điều tra các quan chức cấp cao khác, trong đó có nghi án nhận hai triệu đôla khiến Chủ tịch FIFA Sepp Blatter và Chủ tịch UEFA Michel Platini chịu hình phạt cấm hoạt động bóng đá 90 ngày.

thuy-sy-bat-giu-chu-tich-ldbd-nam-my-va-concacaf-2

Bảo Lam

Ô nhiễm ở Chùa Cầu đang 'đuổi du khách' khỏi Hội An

Ngày 3/12, UBND TP Hội An (Quảng Nam) đối thoại với gần 200 chủ nhân di tích để lắng nghe ý kiến về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới.

Mở đầu buổi đối thoại, ông Nguyễn Sự, Chủ tịch HĐND TP Hội An cho rằng sinh khí của phố cổ chính là nếp sống của người dân Hội An. "Vai trò quan trọng nhất trong bảo tồn di sản là chính chủ nhân của những di tích, những người đang sống trong chính những quần thể kiến trúc. Nếu không tỉnh táo nhìn nhận, vun trồng thêm nhiều giá trị mới thì không biết di sản sẽ đi về đâu", ông Sự nói.

o-nhiem-o-chua-cau-dang-duoi-du-khach-khoi-hoi-an

Nhiều nhà cổ Hội An đang xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Ảnh. Tiến Hùng.

Trong cuộc khảo sát thực tế mới đây, nhà chức trách cho biết có 61 di tích trong khu phố cổ đang xuống cấp nghiêm trọng, có dấu hiệu nguy hiểm tới tính mạng và tài sản của người dân. Trong năm 2015, thành phố đã hỗ trợ kinh phí tu bổ cho 49 di tích, ngoài ra còn tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ. Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cũng đang triển khai chống đỡ cho 8 di tích và lập dự án chống mối cho 31 ngôi nhà.

"Bảo tồn di tích, thì không chỉ là việc của Nhà nước, nhà quản lý, mà phải xác định là việc của mỗi người dân, không riêng người dân phố cổ. Từ lâu, người dân Hội An đã ý thức và quý trọng giá trị phố cổ", ông Phan Xuân Nhẫn, một chủ nhân nhà cổ nói. Theo ông, đã đến lúc phải giáo dục ý thức của du khách khi đến tham quan phố cổ. Mỗi du khách  phải hiểu rằng không chỉ tham quan đơn thuần mà có ý thức góp sức vào bảo tồn không gian phố cổ.

Phần lớn thời gian buổi đối thoại, những chủ di tích bày tỏ bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường trong những năm qua. "Vấn nạn ô nhiễm ở Chùa Cầu bây giờ là một việc bức bách nhất của Hội An. Mùi hôi thối đang dần đuổi hết du khách", một chủ nhân trong khu phố cổ nói.

o-nhiem-o-chua-cau-dang-duoi-du-khach-khoi-hoi-an-1

Ô nhiễm ở Chùa Cầu đang trở thành vấn nạn vài năm trở lại đây, dòng kênh dưới chân cầu nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Ảnh. Tiến Hùng.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An cho hay Chính phủ vừa ký một thỏa thuận với Nhật Bản để đưa công nghệ xử lý nước thải hiện đại vào khu vực Chùa Cầu với tổng kinh phí lên đến 223 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ được triển khai vào năm 2016 và đưa vào sử dụng năm 2017. Không chỉ ô nhiễm, việc tu bổ Chùa Cầu cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong khi di tích này đang ngày càng có dấu hiệu hư hại, thậm chí có thể đổ sập bất cứ lúc nào. 

Kết thúc buổi tối thoại, Chủ tịch thành phố Hội An một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của gần 200 chủ nhân di tích. "Những ý kiến đóng góp đều rất quý, giúp chính quyền có cơ sở trong các chính sách bảo tồn di sản. Hội An sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để người dân cùng chung tay bảo vệ di sản", ông Dũng nói.

o-nhiem-o-chua-cau-dang-duoi-du-khach-khoi-hoi-an-2

Cả trăm du khách chen chân trên Chùa Câu, di tich này hư hỏng rất nặng nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp trùng tu. Ảnh. Tiến Hùng.

Chùa Cầu được xây dựng cách đây 400 năm, bởi các loại vật liệu chính là đá ở phần hạ bộ, vôi vữa ở phần tường và phần thân cầu được làm bằng gỗ. Trải qua hàng trăm tồn tại, nhiều cấu kiện gỗ tại các vị trí khác nhau trên chùa đã bị hư hỏng nặng. Các vị trí liên kết giữa đòn tay đỡ mái với các cột xuất hiện nhiều chỗ mục ruỗng. Nhiều xà gỗ bị nứt nẻ, cong vênh khiến chúng không thể khớp nối nhau. Nghiêm trọng nhất, do sàn chùa làm bằng ván, thường xuyên tiếp xúc với giày dép của người qua lại nên bị mài mòn nghiêm trọng. Các phần mố trụ đỡ Chùa Cầu còn xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc vôi vữa....

Tiến Hùng

8 ôtô đâm liên hoàn, Xa lộ Hà Nội kẹt cứng

8-oto-dam-lien-hoan-xa-lo-ha-noi-ket-cung

Những chiếc ôtô dính chặt vào nhau trên xa lộ. Ảnh: A.X

Chiều muộn ngày 3/12, nam tài xế khoảng 35 tuổi cầm lái xe tải loại 10 tấn chạy trên xa lộ Hà Nội, hướng từ Suối Tiên về trung tâm TP HCM. Đến đoạn cách ngã tư Bình Thái khoảng 100 m (phường Bình Thọ, quận Thủ Đức), ôtô bất ngờ lao thẳng vào taxi và xe 4 chỗ chạy cùng chiều.

Ôtô tải tiếp tục lao đến đâm thẳng xe container phía trước khiến xe này húc vào ôtô bảy chỗ và xe ben khác. Vụ tai nạn liên hoàn khiến 8 ôtô dính chặt nhau, chắn ngang đường, hư hỏng nặng.

Tài xế taxi bị kính đâm bị thương, xa lộ Hà Nội ùn ứ kéo dài hơn 2 km. "Nếu taxi không lệch qua trái, đâm xược xe ben thì 4 người chúng tôi bị kẹp nát rồi", một hành khách trên taxi cho biết.

8-oto-dam-lien-hoan-xa-lo-ha-noi-ket-cung-1

Nhiều xe hư hỏng. Ảnh: A.X

Lực lượng chức năng quận 9 được huy động phân luồng, xử lý vụ tai nạn. Đến 19h, hiện trường được giải tỏa.

Nguyên nhân đang được làm rõ.

Hải Hiếu

Duy Nhất xếp đồng hạng với golf thủ số 12 thế giới Sergio Garcia

Golf thủ số một Việt Nam ghi bảy birdie để kết thúc ngày thi đấu đầu tiên giải Ho Tram Open với thành tích năm gậy âm (so với tiêu chuẩn par 71).

duy-nhat-xep-dong-hang-voi-golf-thu-so-12-the-gioi-sergio-garcia

Duy Nhất là golf thủ hiếm hoi đang thi đấu chuyên nghiệp của Việt Nam. Ảnh: Quang Thắng.

Golf thủ Hàn Quốc Charlie Wi là người dẫn đầu sau vòng một, với thành tích chín gậy âm. Xếp thứ hai là bộ đôi Thái Lan Danthai Boonma và Thaworn Wiratchant đạt bảy gậy âm. Trong đó, Wiratchant ghi một eagle ở hố thứ năm par 5. Xếp thứ tư là golf thủ số một Malaysia Nicholas Fung, David Lipsky (Mỹ) và Lin Wen-tang (Đài Loan).

Bogey ngay hố đầu tiên nhưng Trần Lê Duy Nhất kịp sửa sai và thậm chí trỗi dậy mạnh mẽ bằng birdie ở các hố 2, 4, 6, 8, 10. Mạch ghi điểm của anh bị gián đoạn bởi một bogey ở hố 11, trước khi có thêm birdie ở hố 12 và 16. Kết quả này giúp Duy Nhất đứng thứ bảy, đồng hạng với 10 golf thủ khác - trong đó có số 12 thế giới Sergio Garcia (Tây Ban Nha), người ghi sáu birdie và không một lần mất điểm vòng đấu này.

Cùng xếp thứ bảy với Duy Nhất và Garcia là Gaganjeet Bhullar (Ấn Độ), Javier Colomo (Tây Ban Nha), Rahil Gangjee (Ấn Độ), Keith Horne (Nam Phi), Jason Knutzon (Mỹ), Shaun Norris (Nam Phi), Himmat Rai (Ấn Độ), Paul Peterson (Mỹ) và Juvic Pagunsan (Philippines).

Một golf thủ đáng chú ý khác là đội trưởng đội tuyển Ryder Cup châu Âu Darren Clarke. Anh kết thúc vòng một với thành tích dương hai gậy, xếp thứ 93. Clarke nằm cùng nhóm với Duy Nhất nhưng không đạt thành tích tốt như golf thủ Việt Nam. Trong nhóm này còn có golf thủ Hàn Quốc Kim Taewoo. Anh là người sở hữu cú hole-in-one ở hố thứ bảy, par 3.

Phạm Minh Đức, xếp thứ 105 với bốn gậy dương, là golf thủ Việt Nam có thứ hạng tốt thứ hai sau Duy Nhất. Trương Chí Quân, golf thủ 17 tuổi vừa vô địch giải golf quốc gia mở rộng, kết thúc ngày thi đấu đầu tiên với thành tích dương tám gậy, xếp thứ 119.

Ho Tram Open là giải golf danh giá nhất Việt Nam nằm trong hệ thống Asian Tour. Được tổ chức ở sân The Bluffs Ho Tram Strip, giải năm nay quy tụ nhiều golf thủ tầm cỡ với mức thưởng lên tới 1,5 triệu đôla.

Quang Huy

Trụ cổng trường đổ đè chết học sinh lớp 1

Khoảng 18h ngày 2/12, trụ cổng mới xây của trường tiểu học Thanh Minh bất ngờ gẫy làm 3 phần, đổ đè lên đầu Mùa A Thái Mùa A Thái (lớp 1A1) khiến em tử vong tại chỗ. Em Lý A Sơn đứng ở gần đó bị thương nặng.

Em Thái là người dân tộc Mông, ở bán trú tại trường. Theo Hiệu phó Vũ Văn Huấn, Thái học khá, ngoan ngoãn, gia đình thuộc hộ nghèo, tai nạn xảy ra khi em đang chơi cùng các bạn ở khu vực cổng.

tru-cong-truong-do-de-chet-hoc-sinh-lop-1

Ngày 3/12, hiện trường đã được dọn dẹp sạch sẽ. Ảnh: Khánh Chi.

Anh Mùa A Nhè (bố của Thái) cho hay tới hiện trường ngay và thấy chất lượng xây dựng rất kém. "Khi đó đèn điện rất sáng, tôi nhìn rõ trụ cổng cao khoảng 2,5m, rộng 40 cm nhưng không có thép bên trong", anh nói.

Từ khi xảy ra sự việc đến chiều 3/12, đơn vị thi công chưa đến thăm và giải thích nguyên nhân tai nạn với gia đình.

Chủ tịch UBND xã Thanh Minh Cà Văn Tướng cho rằng đây là trách nhiệm của thành phố Điện Biên Phủ - chủ đầu tư công trình - chứ không thuộc xã.

Khánh Chi

Ô nhiễm ở Chùa Cầu đang 'đuổi du khách' đến Hội An

Ngày 3/12, UBND TP Hội An (Quảng Nam) đối thoại với gần 200 chủ nhân di tích để lắng nghe ý kiến về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới.

Mở đầu buổi đối thoại, ông Nguyễn Sự, Chủ tịch HĐND TP Hội An cho rằng sinh khí của phố cổ chính là nếp sống của người dân Hội An. "Vai trò quan trọng nhất trong bảo tồn di sản là chính chủ nhân của những di tích, những người đang sống trong chính những quần thể kiến trúc. Nếu không tỉnh táo nhìn nhận, vun trồng thêm nhiều giá trị mới thì không biết di sản sẽ đi về đâu", ông Sự nói.

o-nhiem-o-chua-cau-dang-duoi-du-khach-den-hoi-an

Nhiều nhà cổ Hội An đang xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng. Ảnh. Tiến Hùng.

Trong cuộc khảo sát thực tế mới đây, nhà chức trách cho biết có 61 di tích trong khu phố cổ đang xuống cấp nghiêm trọng, có dấu hiệu nguy hiểm tới tính mạng và tài sản của người dân. Trong năm 2015, thành phố đã hỗ trợ kinh phí tu bổ cho 49 di tích, ngoài ra còn tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ. Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An cũng đang triển khai chống đỡ cho 8 di tích và lập dự án chống mối cho 31 ngôi nhà.

"Bảo tồn di tích, thì không chỉ là việc của Nhà nước, nhà quản lý, mà phải xác định là việc của mỗi người dân, không riêng người dân phố cổ. Từ lâu, người dân Hội An đã ý thức và quý trọng giá trị phố cổ", ông Phan Xuân Nhẫn, một chủ nhân nhà cổ nói. Theo ông, đã đến lúc phải giáo dục ý thức của du khách khi đến tham quan phố cổ. Mỗi du khách  phải hiểu rằng không chỉ tham quan đơn thuần mà có ý thức góp sức vào bảo tồn không gian phố cổ.

Phần lớn thời gian buổi đối thoại, những chủ di tích bày tỏ bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường trong những năm qua. "Vấn nạn ô nhiễm ở Chùa Cầu bây giờ là một việc bức bách nhất của Hội An. Mùi hôi thối đang dần đuổi hết du khách", một chủ nhân trong khu phố cổ nói.

o-nhiem-o-chua-cau-dang-duoi-du-khach-den-hoi-an-1

Ô nhiễm ở Chùa Cầu đang trở thành vấn nạn vài năm trở lại đây, dòng kênh dưới chân cầu nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Ảnh. Tiến Hùng.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An cho hay Chính phủ vừa ký một thỏa thuận với Nhật Bản để đưa công nghệ xử lý nước thải hiện đại vào khu vực Chùa Cầu với tổng kinh phí lên đến 223 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ được triển khai vào năm 2016 và đưa vào sử dụng năm 2017. Không chỉ ô nhiễm, việc tu bổ Chùa Cầu cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong khi di tích này đang ngày càng có dấu hiệu hư hại, thậm chí có thể đổ sập bất cứ lúc nào. 

Kết thúc buổi tối thoại, Chủ tịch thành phố Hội An một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của gần 200 chủ nhân di tích. "Những ý kiến đóng góp đều rất quý, giúp chính quyền có cơ sở trong các chính sách bảo tồn di sản. Hội An sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để người dân cùng chung tay bảo vệ di sản", ông Dũng nói.

o-nhiem-o-chua-cau-dang-duoi-du-khach-den-hoi-an-2

Cả trăm du khách chen chân trên Chùa Câu, di tich này hư hỏng rất nặng nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp trùng tu. Ảnh. Tiến Hùng.

Chùa Cầu được xây dựng cách đây 400 năm, bởi các loại vật liệu chính là đá ở phần hạ bộ, vôi vữa ở phần tường và phần thân cầu được làm bằng gỗ. Trải qua hàng trăm tồn tại, nhiều cấu kiện gỗ tại các vị trí khác nhau trên chùa đã bị hư hỏng nặng. Các vị trí liên kết giữa đòn tay đỡ mái với các cột xuất hiện nhiều chỗ mục ruỗng. Nhiều xà gỗ bị nứt nẻ, cong vênh khiến chúng không thể khớp nối nhau. Nghiêm trọng nhất, do sàn chùa làm bằng ván, thường xuyên tiếp xúc với giày dép của người qua lại nên bị mài mòn nghiêm trọng. Các phần mố trụ đỡ Chùa Cầu còn xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc vôi vữa....

Tiến Hùng

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam: 'Cháy ở chung cư tái định cư sẽ là thảm họa'

Chiều 3/12, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoài Nam đưa ra cảnh báo về tình trạng thiếu an toàn trong phòng cháy chữa cháy tại các chung cư tái định cư. Kết quả giám sát của HĐND tại chung cư tái định cư, đặc biệt 112 tòa nhà do Công ty TNHH MTV quản lý nhà Hà Nội quản lý cho thấy, tình trạng "đáng báo động ở mức rất nguy hiểm”.

Các tòa nhà này đều "3 không": không hệ thống báo cháy; không hệ thống chữa cháy tự động; không hệ thống chữa cháy vách tường. Cầu thang bộ chỉ giúp cư dân khi thang máy hỏng chứ không giúp được thoát nạn khi xảy ra cháy. “Nếu xảy ra cháy ở chung cư tái định cư sẽ là thảm họa”, ông Nam nhấn mạnh.

dai-bieu-nguyen-hoai-nam-chay-o-chung-cu-tai-dinh-cu-se-la-tham-hoa

Kết quả giám sát phòng cháy chữa cháy tại các chung cư tái định cư cho thấy nguy cơ cháy nổ đáng báo động. Ảnh: Bá Đô.

Thực tế kiểm tra của Ban pháp chế cho thấy khi xuống một số chung cư, sau nửa tiếng đồng hồ mới gọi được duy nhất bảo vệ trông xe dưới tầng hầm. Tuy nhiên chìa khóa mở hệ thống tầng hầm lại không tìm thấy. Lúc mở được thì phát hiện toàn bộ các máy bơm 3 năm nay không hoạt động…

Từ tháng 3/2015 Sở Phòng cháy chữa cháy đã có văn bản đề nghị thành phố quan tâm nhưng đến tháng 10/2015 đoàn giám sát của HĐND đi kiểm tra thì vẫn có tình trạng như vậy. "Xin hỏi Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn, bao giờ khắc phục được và ai sẽ khắc phục những bất cập nêu trên?”, người đứng đầu Ban pháp chế nói trong buổi chất vấn chiều 3/12.

Trước khi trả lời, ông Sơn dẫn ra quy định về pháp luật liên quan trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy, cho hay việc tuyên truyền phổ biến pháp luật rất quan trọng. Tiếp đó là công tác phòng cháy chữa cháy với phương châm 4 tại chỗ.

dai-bieu-nguyen-hoai-nam-chay-o-chung-cu-tai-dinh-cu-se-la-tham-hoa-1

Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam chất vấn về phòng cháy chữa cháy tại chung cư tái định cư. Ảnh: Võ Hải.

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam tái chất vấn, cho rằng Phó chủ tịch Lê Hồng Sơn trả lời không đúng. Ông hỏi công tác phòng cháy chữa cháy nhà tái định cư chứ không phải nhà thương mại. Theo Trưởng ban Pháp chế, cùng nhà tái định cư, tình trạng vi phạm giống nhau, nhưng 18 tòa nhà đã bàn giao cho Tổng công ty đầu tư phát triển nhà quản lý đã đang được sửa chữa, bổ sung thiết bị phòng cháy chữa cháy. Còn tại 112 tòa tái định cư do Công ty TNHH MTV quản lý nhà Hà Nội quản lý thì chưa có động thái gì với lý do “không có tiền”.

Xin lỗi vì không nghe rõ câu hỏi, ông Sơn nói xin được tiếp thu và sẽ yêu cầu Công ty TNHH MTV quản lý nhà Hà Nội phải có báo cáo. Phó chủ tịch cho hay, công tác phòng cháy chữa cháy được thành phố rất quan tâm, khi có phương án cụ thể sẽ báo cáo đại biểu và HĐND.

Thông tin thêm với các đại biểu HĐXX, đại tá Hoàng Quốc Định (Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội) cho biết thành phố mỗi năm xảy ra trung bình 150-200 vụ cháy lớn, khoảng 500-700 sự cố cháy. Các sự cố này tiềm ẩn nguy cơ cao nếu không phát hiện, chữa cháy kịp thời sẽ gây hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, người dân thường thờ ơ với công tác phòng cháy chữa cháy, khi xảy ra thì mới quan tâm.

Chủ tịch HĐND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay qua giám sát nhận thấy 745 công trình chưa được thẩm định, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy nhưng đã đưa vào hoạt động. "Đây là trách nhiệm của Sở vì luât quy định phải có thẩm định của phòng cháy chữa cháy mới được đưa vào hoạt động. Tỷ lệ các doanh nghiệp, các khu công nghiệp được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy rất thấp", bà Ngọc nói và cho rằng Sở cần nghiêm túc xem xét trách nhiệm.

Võ Hải