Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Dấu tích cuối cùng của lũy Thầy thời Trịnh - Nguyễn

dau-tich-cuoi-cung-cua-luy-thay-thoi-trinh-nguyen

Đoạn lũy Thầy qua xã Hiền Ninh hiện vẫn còn một số cây to. Ảnh: Hoàng Táo

Theo sử sách, năm 1630 chúa Nguyễn Phúc Nguyên vì lo sợ quân Trịnh thôn tính mà chuẩn y kế của Đào Duy Từ cho xây dựng lũy bề thế kéo dài từ tây sang đông. Trong 3 năm, hệ thống lũy liên hoàn gồm 3 lũy nhỏ có tên Trường Dục, Nhật Lệ và Trường Sa lần lượt được xây dựng. Lũy đắp bằng đất, tùy vị trí mà cao 4-6 m, tổng đoạn lũy dài 34 km xây dựng xen kẽ nhiều ụ súng, vọng gác.

Lũy sau này mang tên ông Đào Duy Từ, được dân gian gọi lũy Thầy với hàm ý kính trọng, tôn vinh người tạo ra hệ thống lũy giúp giữ yên bờ cõi xứ đàng Trong. Suốt 50 năm nội chiến Trịnh - Nguyễn, luỹ Đào Duy Từ phải chống đỡ với rất nhiều cuộc tấn công của quân Trịnh, nhưng chưa bao giờ thất thủ.

dau-tich-cuoi-cung-cua-luy-thay-thoi-trinh-nguyen-1

Lũy Thầy nay chỉ cao khoảng một mét, dài ước một km chạy qua thôn Cổ Hiền. Ảnh: Hoàng Táo

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hiền Ninh anh hùng (Quảng Ninh, Quảng Bình), ông Lê Mậu Sướng nay (79 tuổi) bảo lũy Thầy ở nơi đất ngã ba sông này gắn với bao biến cố lịch sử trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ của người làng Cổ Hiền. Xưa kia, lũy Đào Duy Từ cây cối thuộc loại cổ thụ um tùm, là nơi sinh sống của đủ thú hoang dã. “Hồi tôi còn trẻ, lũy cao hơn 4 m, tôi nhiều lần cùng chó đi săn chồn ở đấy”, ông Sướng nói.

Thời chống Pháp, ở nơi ngã ba sông Long Đại - Kiến Giang - Nhật Lệ, dân quân xã Hiền Ninh bắn cháy ca nô, cướp vũ khí bắn địch. Lũy Thầy với thế sông núi hiểm trở trở thành thành trì bao vây đồn địch. Trong cuộc kháng chiến tiếp theo, cây cổ thụ ở lũy được chặt làm hầm, ngụy trang cho xe pháo. “Cũng nhờ lũy cao mà đào hầm được sâu, xe trú dưới cây cổ thụ được an toàn”, ông Sướng nhớ lại.

Nhờ địa thế tiện về quân sự, có sông có núi lại được bao bọc, che chở bởi lũy Thầy nên trong hai năm 1972-1973, Binh đoàn 559 chọn xã Hiền Ninh làm nơi đóng quân, đặt sở chỉ huy Bộ tư lệnh. Thời bấy giờ, ông Sướng ước tính đoạn lũy qua xã Hiền Ninh dài 3 km. Hòa bình lập lại, lũy trở thành bình phong chắn gió che mưa, giúp người dân và gia súc tránh lũ lụt mỗi khi có thiên tai.

Ông Lê Mậu Sướng kể về lũy Thầy thời chống Pháp, Mỹ

Qua bao biến cố, lũy Đào Duy Từ nay không còn nguyên vẹn dáng xưa, nhiều đoạn biến mất hoàn toàn. Xã Hiền Ninh chỉ còn đoạn ước dài một km và một đoạn khác ở bờ biển tại TP Đồng Hới. Hai điểm này đều có bia đá do ngành văn hóa xây dựng mấy năm gần đây để giới thiệu lũy Thầy. Tấm bia đá ghi vắn tắt ý nghĩa của lũy Thầy, là “nơi diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm nội chiến”, được công nhận di tích quốc gia vào năm 1992.

Bây giờ, đoạn lũy từ bến đò Trung Quán về thượng nguồn chỉ cao hơn mặt đường khoảng một mét. Một số đoạn được người dân trồng keo lai, bạch đàn để chắn gió, trong khi một số đoạn khác vẫn còn nhiều cây to.

dau-tich-cuoi-cung-cua-luy-thay-thoi-trinh-nguyen-2

Tấm bia đá và đoạn lũy ít ỏi sót lại tại TP Đồng Hới. Ảnh: Hoàng Táo

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã Hiền Ninh cho biết, xã ý thức tầm quan trọng trong bảo vệ, không cho người dân lấn chiếm đất lũy. “Trong quy hoạch nông thôn mới, xã cũng dành đất cho quy hoạch hệ thống lũy Thầy”, ông Hùng nói.

Con tại TP Đồng Hới, đoạn lũy xưa nay chỉ còn một mô đất cao, cây cối um tùm ở đường Trương Pháp. Phía trên gò cao là ngọn hải đăng Nhật Lệ sừng sững. 

Ông Nguyễn Mậu Nam, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Bình cho hay lũy Đào Duy Từ có ý nghĩa lớn trong lịch sử phát triển của tỉnh Quảng Bình, nhưng việc khôi phục một đoạn lũy cần một dự án lớn, với số vốn tiền tỷ. “Hiện ngân sách của tỉnh khó khăn nên việc khôi phục lũy Đào Duy Từ vẫn phải chờ kế hoạch dài hạn trong tương lai”, ông Nam cho biết.

Hoàng Táo

Điều ít biết về tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam

Khi xâm chiếm Việt Nam, người Pháp muốn xây dựng tuyến đường sắt đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác vùng đất giàu có này. Sau những cuộc tranh luận kéo dài về hiệu quả kinh tế và sự cần thiết, đầu năm 1881, họ quyết định xây đường sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho dài hơn 70 km, đây cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương, với tổng kinh phí gần 12 triệu France. Mọi vật liệu đều chở từ Pháp sang. 

Vào giữa năm, công trường được tổ chức quy mô, rất khẩn trương, huy động 11.000 lao động và có mặt nhiều sĩ quan công binh cùng nhiều kỹ sư từ Pháp sang.

dieu-it-biet-ve-tuyen-duong-sat-dau-tien-cua-viet-nam

Một chuyến tàu chờ đợi để khởi hành Sài Gòn - Mỹ Tho vào ngày 20/7/1885, ngày mở đầu của tuyến đường sắt. Ảnh: Maison Asie-Pacifique (MAP).

Theo các tài liệu được lưu giữ, phần lớn tuyến đường sắt này xuyên qua những cánh đồng và đường dân cư. Trong đó, một số đoạn đất thấp và bùn lầy phải mất thêm thời gian gia cố nền đường.

Một vấn đề khác là tuyến đường sắt này bị ngăn cách bởi 2 con sông. Vì vậy, vừa thi công các nhà thầu vừa đặt hãng Eiffel (Pháp) chế tạo 2 cây cầu sắt Bến Lức (bắc qua sông Vàm Cỏ Đông) và cầu Tân An (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) để xe lửa qua sông. 

Ngày 20/7/1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho được đánh giá là giúp thay đổi hẳn tư duy giao thông của người Việt vào cuối thế kỷ 19 khi chỉ có hai phương tiện là ngựa và ghe thuyền.

Để đưa tàu hoả vượt các con sông lớn khi hai cây cầu chưa xong, các toa tàu được tạm tách rời để đưa lên phà qua sông rồi mới nối lại cho chạy tiếp. Chiếc phà khổng lồ máy hơi nước chở được 10 toa xe, được lắp đặt đường ray và một thiết bị để nối đường ray trên mặt đất với ray phà.

Nếu hình ảnh đoàn xe lửa dài ngoằng chạy xì khói ầm ầm trên 2 thanh sắt đã quá lạ lẫm đối với người dân bản xứ thì hình ảnh những chiếc phà "cõng" xe lửa qua sông càng khiến họ thích thú hơn. Việc xe lửa phải "lụy" phà kéo dài khoảng một năm sau khi 2 cầu sắt được hoàn thành vào tháng 5/1886.

Tuyến đường sắt có tổng cộng 15 ga. Xe lửa xuất phát từ ga Sài Gòn (công viên 23/9 ngày nay) đi qua An Đông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền. Trên Quốc lộ 1, xe lửa dừng lại ở các ga: Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Cầu Voi, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung Lương và kết thúc tại ga Mỹ Tho nằm sát sông Tiền - chỗ tượng đài Thủ Khoa Huân ngày nay.

Thời gian đi hết tuyến khoảng 2 tiếng rưỡi, về sau được rút ngắn chưa tới 2 tiếng, tức khoảng 37 km/h. Đây là tốc độ rất nhanh so với phương tiện phổ thông của người Việt lúc bấy giờ.

dieu-it-biet-ve-tuyen-duong-sat-dau-tien-cua-viet-nam-1

Tàu lửa tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho phải 'lụy" phà qua sông lúc 2 cây cầu sắt Tân An và Bến Lức chưa xây xong. Ảnh tư liệu

Xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho ngày ấy sử dụng đầu kéo là máy hơi nước. Nó chạy nhanh hay chậm tùy vào “hơi” của nồi “súp de”. Khi lên dốc qua cầu, nếu nồi “súp de” không đủ mạnh thì xe chạy không nổi, bị tuột lên tuột xuống.

Học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa đã miêu tả hài hước về đoàn tàu: "Mỗi lần chạy đầu xe lửa Le Myre de Villers vừa ho vừa khạc ra khói vừa thét ra lửa, mà có khi không đủ trớn lên dốc cầu Tân An và cầu Bến Lức, trèo lên tụt xuống, lên dốc không nổi... trối kể, xe cặp bến cũng còi, cũng 'xả hơi' ồn ào oai vệ khiếp”.

Đến năm 1896, các đầu máy loại mới 220-T-SACM có công suất kéo lớn hơn được đưa vào Nam kỳ thì tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho mới hết cảnh “cà xịch cà lụi” mỗi khi qua cầu. 

Người Sài Gòn về miền Tây lúc ấy bằng cách ngồi xe lửa tới Mỹ Tho, rồi đi tiếp bằng tàu ghe đến những nơi cần đến. Ngược lại, bà con miền sông nước muốn đi Sài Gòn thay vì lênh đênh trên ghe tàu chậm chạp, chỉ cần đi tàu ghe đến Mỹ Tho, rồi chuyển qua đi xe lửa vừa nhanh vừa đẹp. Nhờ có tàu lửa, người ở Sài Gòn có thể sáng đi xe lửa xuống Mỹ Tho rong chơi đồng ruộng, ăn uống thoải mái, rồi chiều vẫn kịp đón xe về ngủ ở Sài Gòn. Những người đi buôn hàng có thể xoay hai ba chuyến mỗi ngày. 

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ý muốn ban đầu của Pháp là xây tuyến đường sắt đến Vĩnh Long, sau đó nối tiếp đến Phnom Penh (Campuchia). Song, do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của họ gặp khó khăn nên kế hoạch chỉ xây đến Mỹ Tho mà thôi.

Từ khi được đưa vào sử dụng tuyến đường sắt này rất lãi, có năm lên đến 4 triệu France. Nhưng đến thập kỷ 50 của thế kỷ 20, xe hơi phát triển cùng hệ thống đường bộ Sài Gòn - Mỹ Tho được đầu tư gần như xa lộ nên người ta chuyển sang đi đường bộ. Có những ngày cả đoàn tàu chỉ có vài chục người. Năm 1958, tuyến đường sắt này đã bị chính quyền Sài Gòn cũ cho ngưng chạy.

dieu-it-biet-ve-tuyen-duong-sat-dau-tien-cua-viet-nam-2

Tàu lửa Sài Gòn - Mỹ Tho ngừng hoạt động sau 73 năm gắn bó người dân Nam Bộ. Ảnh tư liệu

Với 73 năm tồn tại, tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho đã tác động mạnh vào đời sống, tình cảm, tập quán, văn hóa... của người dân Nam bộ, đặc biệt là khu vực phía bắc sống Tiền. Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển đã ghi lại khá nhiều mẩu chuyện, câu ca dao có liên quan đến tuyến xe lửa này.

Chẳng hạn, câu thơ truyền miệng tả cảnh ga Bến Thành như sau: "Mười giờ tàu lại Bến Thành/ Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao". Hay: "Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ/ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu...".

Qua bao nhiêu thời gian, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho giờ chỉ còn lại trong ký ức những người lớn tuổi. Hiện, toàn bộ tuyến đường sắt vàng son một thời đã bị tháo dỡ, ga Sài Gòn cũng bị dời ra Hoà Hưng, chỉ còn sót lại vài hạng mục như trụ cầu, nhà ga rải rác suốt tuyến đường hơn 70 cây số.

Trung Sơn

5 khoảnh khắc tai nạn giao thông gây sốc năm 2015

Xe đầu kéo lao vào dòng xe chờ đèn đỏ, ôtô tông hàng loạt xe máy tại vòng xoay hay taixi tông nhiều xe trên cầu vượt... là những khoảng khắc được camera giao thông ghi lại khi vụ việc diễn ra.

Phạm Duy

Chiêu giúp heo tăng 15 kg trong 2 tiếng của lò giết mổ

Khi cơ quan chúc năng ập vào, nhiều người được thuê bơm nước vào heo đã tháo chạy khỏi hiện trường. Tại thời điểm kiểm tra có 70 con heo chuẩn bị giết mổ nhưng có hơn một nửa đã treo miệng chờ bơm nước.

Nhà hàng có bà chủ cùng tiếp viên dương tính ma túy

nha-hang-co-ba-chu-cung-tiep-vien-duong-tinh-ma-tuy

Cảnh sát bắt quả tang nhân viên ăn mặc mát mẻ phục vụ khách hát karaoke. Ảnh: Hải Hiếu

Chiều tối 1/1, hàng chục trinh sát Công an quận 5, TP HCM bất ngờ ập vào nhà hàng Hương Đào tại 170 Trần Phú, khống chế bảo vệ nhằm ngăn chặn việc báo thông tin cho những người bên trong.

Khi cảnh sát có mặt tại các phòng, nhiều tiếp viên ăn mặc mát mẻ đang ngả nghiêng chuốc bia cho khách hát karaoke, đã nháo nhào bỏ chạy. Lực lượng chức năng tìm thấy hệ thống điều chỉnh dàn máy karaoke, bình hút shisha và bộ dụng cụ sử dụng ma túy đá trong tủ quần áo của bà chủ nhà hàng 36 tuổi.

nha-hang-co-ba-chu-cung-tiep-vien-duong-tinh-ma-tuy-1

Dụng cụ hút ma túy đá trong phòng chủ nhà hàng. Ảnh: Hải Hiếu

Qua kiểm tra nhanh, cảnh sát xác định, nữ chủ quán cùng ba nữ tiếp viên và ba vị khách dương tính với các chất ma túy. Quán cũng bị lập biên bản các lỗi vi phạm như 17 nhân viên của quán không có hợp đồng lao động...

Vụ việc được bàn giao cho Đội điều tra tội phạm về ma túy công an quận 5 tiếp tục xử lý.

Hải Hiếu

Hà Nội: Ford Ranger lao vào hàng rào, thanh sắt đập vỡ kính ô tô khác

Hà Nội: Ford Ranger lao vào hàng rào, thanh sắt đập vỡ kính ô tô khác

Thanh sắt từ hàng rào do chiếc Ford Ranger đâm vào đã văng ra và đập vỡ kính của một chiếc ô tô khác nhưng may mắn không có ai bị thương vong.

Vụ tai nạn xảy ra vào tối qua, ngày 31/12/2015, trên đường Giải Phóng, đoạn gần khu vực ga Giáp Bát. Trong đó, một chiếc xe bán tải Ford Ranger đời cũ màu đỏ đã lao vào hàng rào sắt phân cách hai làn đường.

Khi vụ tai nạn xảy ra, một thanh sắt của hàng rào đã văng trúng kính của một chiếc ô tô chạy trên làn đường ngược chiều so với Ford Ranger. Cú va chạm mạnh đã khiến kính của chiếc ô tô này bị vỡ.

 Kính chắn gió của chiếc ô tô bị vỡ vì thanh sắt văng trúng.

Kính chắn gió của chiếc ô tô bị vỡ vì thanh sắt văng trúng.

Theo người lái ô tô bị vỡ kính, tài xế điều khiển chiếc Ford Ranger đã ngủ gật nên gây ra vụ tai nạn. May mắn thay, không có ai bị thương vong trong vụ tai nạn.

Tại hiện trường vụ tai nạn, chiếc Ford Ranger nằm giữa hàng rào sắt ngăn cách hai làn đường. Các thanh sắt của hàng rào nằm ngổn ngang trên mặt đường. Có vẻ như chiếc Ford Ranger cũng bị hư hỏng đáng kể như móp đầu xe và bung cản va.

Lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn để điều tra, làm rõ. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, hai người lái đã tự thỏa thuận với nhau để giải quyết hậu quả.

Ảnh: Tuấn Lê/Otofun

Xem màn ra khỏi bãi đỗ “mãi không xong” của chiếc xe BMW

Xem màn ra khỏi bãi đỗ "mãi không xong" của chiếc xe BMW

Chiếc xe BMW đời cũ đã phải nhích từng chút một mới có thể ra khỏi bãi đỗ khá rộng rãi khiến ai xem cũng phải sốt ruột.

Đoạn video ghi lại cảnh một chiếc xe SUV BMW đời cũ ra khỏi bãi đỗ đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Trong đoạn video, người lái chiếc xe BMW đã phải mất khá nhiều thời gian mới có thể ra khỏi chỗ đỗ. Dù bãi đỗ xe rất rộng và có nhiều chỗ cho chiếc xe BMW xoay xở nhưng người lái lại có vẻ gặp khó khăn với việc ra khỏi chỗ đậu.

Ban đầu, khi lùi lại, chiếc SUV đã va chạm với một ô tô đang đỗ. Sau đó, chiếc xe SUV phải nhích từng chút một mới có thể ra khỏi bãi đỗ.

Sau khi xem đoạn video, ai cũng phải công nhận người lái chiếc xe SUV rất “kiên nhẫn”. Bên cạnh đó là không ít người chê bai kỹ năng điều khiển của người lái chiếc xe SUV.

Nguồn AutoPro