Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Dấu tích cuối cùng của lũy Thầy thời Trịnh - Nguyễn

dau-tich-cuoi-cung-cua-luy-thay-thoi-trinh-nguyen

Đoạn lũy Thầy qua xã Hiền Ninh hiện vẫn còn một số cây to. Ảnh: Hoàng Táo

Theo sử sách, năm 1630 chúa Nguyễn Phúc Nguyên vì lo sợ quân Trịnh thôn tính mà chuẩn y kế của Đào Duy Từ cho xây dựng lũy bề thế kéo dài từ tây sang đông. Trong 3 năm, hệ thống lũy liên hoàn gồm 3 lũy nhỏ có tên Trường Dục, Nhật Lệ và Trường Sa lần lượt được xây dựng. Lũy đắp bằng đất, tùy vị trí mà cao 4-6 m, tổng đoạn lũy dài 34 km xây dựng xen kẽ nhiều ụ súng, vọng gác.

Lũy sau này mang tên ông Đào Duy Từ, được dân gian gọi lũy Thầy với hàm ý kính trọng, tôn vinh người tạo ra hệ thống lũy giúp giữ yên bờ cõi xứ đàng Trong. Suốt 50 năm nội chiến Trịnh - Nguyễn, luỹ Đào Duy Từ phải chống đỡ với rất nhiều cuộc tấn công của quân Trịnh, nhưng chưa bao giờ thất thủ.

dau-tich-cuoi-cung-cua-luy-thay-thoi-trinh-nguyen-1

Lũy Thầy nay chỉ cao khoảng một mét, dài ước một km chạy qua thôn Cổ Hiền. Ảnh: Hoàng Táo

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hiền Ninh anh hùng (Quảng Ninh, Quảng Bình), ông Lê Mậu Sướng nay (79 tuổi) bảo lũy Thầy ở nơi đất ngã ba sông này gắn với bao biến cố lịch sử trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ của người làng Cổ Hiền. Xưa kia, lũy Đào Duy Từ cây cối thuộc loại cổ thụ um tùm, là nơi sinh sống của đủ thú hoang dã. “Hồi tôi còn trẻ, lũy cao hơn 4 m, tôi nhiều lần cùng chó đi săn chồn ở đấy”, ông Sướng nói.

Thời chống Pháp, ở nơi ngã ba sông Long Đại - Kiến Giang - Nhật Lệ, dân quân xã Hiền Ninh bắn cháy ca nô, cướp vũ khí bắn địch. Lũy Thầy với thế sông núi hiểm trở trở thành thành trì bao vây đồn địch. Trong cuộc kháng chiến tiếp theo, cây cổ thụ ở lũy được chặt làm hầm, ngụy trang cho xe pháo. “Cũng nhờ lũy cao mà đào hầm được sâu, xe trú dưới cây cổ thụ được an toàn”, ông Sướng nhớ lại.

Nhờ địa thế tiện về quân sự, có sông có núi lại được bao bọc, che chở bởi lũy Thầy nên trong hai năm 1972-1973, Binh đoàn 559 chọn xã Hiền Ninh làm nơi đóng quân, đặt sở chỉ huy Bộ tư lệnh. Thời bấy giờ, ông Sướng ước tính đoạn lũy qua xã Hiền Ninh dài 3 km. Hòa bình lập lại, lũy trở thành bình phong chắn gió che mưa, giúp người dân và gia súc tránh lũ lụt mỗi khi có thiên tai.

Ông Lê Mậu Sướng kể về lũy Thầy thời chống Pháp, Mỹ

Qua bao biến cố, lũy Đào Duy Từ nay không còn nguyên vẹn dáng xưa, nhiều đoạn biến mất hoàn toàn. Xã Hiền Ninh chỉ còn đoạn ước dài một km và một đoạn khác ở bờ biển tại TP Đồng Hới. Hai điểm này đều có bia đá do ngành văn hóa xây dựng mấy năm gần đây để giới thiệu lũy Thầy. Tấm bia đá ghi vắn tắt ý nghĩa của lũy Thầy, là “nơi diễn ra các cuộc giao tranh quyết liệt giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn trong gần 50 năm nội chiến”, được công nhận di tích quốc gia vào năm 1992.

Bây giờ, đoạn lũy từ bến đò Trung Quán về thượng nguồn chỉ cao hơn mặt đường khoảng một mét. Một số đoạn được người dân trồng keo lai, bạch đàn để chắn gió, trong khi một số đoạn khác vẫn còn nhiều cây to.

dau-tich-cuoi-cung-cua-luy-thay-thoi-trinh-nguyen-2

Tấm bia đá và đoạn lũy ít ỏi sót lại tại TP Đồng Hới. Ảnh: Hoàng Táo

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Chủ tịch UBND xã Hiền Ninh cho biết, xã ý thức tầm quan trọng trong bảo vệ, không cho người dân lấn chiếm đất lũy. “Trong quy hoạch nông thôn mới, xã cũng dành đất cho quy hoạch hệ thống lũy Thầy”, ông Hùng nói.

Con tại TP Đồng Hới, đoạn lũy xưa nay chỉ còn một mô đất cao, cây cối um tùm ở đường Trương Pháp. Phía trên gò cao là ngọn hải đăng Nhật Lệ sừng sững. 

Ông Nguyễn Mậu Nam, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Bình cho hay lũy Đào Duy Từ có ý nghĩa lớn trong lịch sử phát triển của tỉnh Quảng Bình, nhưng việc khôi phục một đoạn lũy cần một dự án lớn, với số vốn tiền tỷ. “Hiện ngân sách của tỉnh khó khăn nên việc khôi phục lũy Đào Duy Từ vẫn phải chờ kế hoạch dài hạn trong tương lai”, ông Nam cho biết.

Hoàng Táo

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :