Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Premier League: Thêm tiền, thêm vấn đề!?

Tại sao các CLB của Anh luôn bị ép giá và phải mua cầu thủ với giá cắt cổ? Đó là một trong những hậu quả của việc có thêm tiền từ bản quyền truyền hình mà họ tự hào trong những năm gần đây…

Tháng 5/2014, Antonio Conte từng không tin vào việc Juventus có thể chuyển những thành công ở giải trong nước sang giải đấu cấp châu Âu khi cho rằng, nhà ĐKVĐ Italia không có cùng điều kiện tài chính như các đội bóng hàng đầu Lục địa già. “Bạn không thể vào nhà hàng với những món ăn trị giá 100 euro chỉ với 10 euro trong ví”, ông nói.

Chưa đầy 2 tháng sau, ông chia tay Bà đầm già vì “bất đồng quan điểm” với lãnh đạo CLB trong vấn đề chuyển nhượng.

2 năm sau, Conte trở lại với bóng đá cấp CLB sau giai đoạn khá thành công với đội tuyển Italia. Lúc này, Conte được làm việc với tỷ phú người Nga, Roman Abramovich, thế nhưng, cũng rất nhanh chóng, ông nhận ra rằng, nhiều tiền hơn đôi khi cũng đồng nghĩa với nhiều vấn đề hơn.

Conte được ủng hộ trên thị trường chuyển nhượng, với 2 tân binh Michy Bashuayi và N’Golo Kante tiêu tốn của CLB 74,8 triệu euro (64,5 triệu bảng). Nhưng Conte vẫn muốn ký hợp đồng với ít nhất 2 cầu thủ khác đủ năng lực để có suất đá chính. Vấn đề là thị trường và sự thổi phồng giá trị chuyển nhượng một cách không thể tin được.

“Giờ đây có những yêu cầu trị giá 55 triệu bảng cho một cầu thủ chất lượng trung bình”, Conte kêu trời vào tuần trước, khi ông theo đuổi những mục tiêu như Romelu Lukaku, Kalidou Koulibaly và Alessandro Romagnoli, “Thật không thể tin được!

“Vì thế, tôi phải nói là điên rồ, một thị trường điên rồ. Rất khó có thể làm gì trong một thị trường hoạt động với giá cả và điều kiện như vậy”.

Sẽ không nhiều người thông cảm cho HLV của đội bóng đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng ‘Money League’ 2014/15 của Deloitte. Sau tất cả, các CLB Anh được hưởng lợi từ việc bán bản quyền truyền hình ra khắp thế giới, nhưng cũng có mặt trái của nó và mọi người đều biết.

Các đối thủ khác ở châu Âu đều biết rõ rằng, các đội bóng ở Premier League có nhiều tiền để tiêu, do đó, họ đòi hỏi mức giá cao hơn cho cái mà Conte gọi là cầu thủ “chất lượng trung bình”.

Đắt như Paul Pogba thì còn đang có dấu hiệu “xắt ra miếng”, nhưng mua cầu thủ “chất lượng trung bình” thì cạnh tranh với các đội bóng hàng đầu châu Âu khác tại Cúp châu Âu rõ ràng là rất khó.

Như HLV của Arsenal, Arsene Wenger đánh giá một cách chua cay: “Ngày nay, ở châu Âu, bạn có 2 thị trường. Một cho các đội bóng Anh và một cho phần còn lại của châu Âu.

“Khi những người đi mua là người Anh, sự thực là giá trị tăng lên 2 đến 3 – hoặc đôi khi là đến 10 lần.

“Nếu một CLB Anh không quan tâm, giá trị của anh ta chỉ khoảng 5 triệu bảng, nhưng chỉ cần họ thể hiện sự quan tâm, cũng với cầu thủ đó, giá trị sẽ vọt lên 35 hoặc 40 hoặc 50 triệu bảng”.

Kinh nghiệm của Wenger là rất nhiều và cũng rất gần, khi HLV người Pháp hy vọng mua được Shkodran Mustafi từ Valencia với giá 20 triệu bảng, nhưng CLB chủ quản lại đòi mức giá gấp đôi.

Nhưng với các CĐV thì đó không phải là vấn đề. Họ cần thấy những cầu thủ mới, bất kể CLB phải chi ra một mức giá “cắt cổ”. Wenger cũng hiểu rất rõ điều đó để thở dài mà nói: “Mua chỉ để làm các CĐV bớt căng thẳng”.

Thật không may là nhiều đội bóng ở Premier League có nhiều tiền nhưng lại ít khả năng phán đoán, đánh giá. John Stones có mùa giải tốt ở Everton nhưng anh thậm chí còn không có tên ở “một trong những hàng phòng ngự tệ nhất của đội tuyển Anh “khi tham dự Euro 2016. Nhưng đến mùa Hè, Manchester City trả 47,5 triệu bảng để có sự phục vụ của anh.

Tất nhiên, một khi Pep Guardiola là người yêu cầu thì ông phải có lý do để CLB tả bất kỳ giá nào, nhưng CĐV của Man City sẽ không muốn thấy lại hình bóng của Eliaquim Mangala, cầu thủ mà CLB đã bỏ ra đến 42 triệu bảng.

Tiền, dĩ nhiên, không phải là vấn đề đáng bàn ở Man City và Chelsea (ít nhất là cho đến khi còn người chống lưng), nhưng các CLB khác thì gần như không được phép mắc sai lầm về tài chính. Crystal Palace trả đến 27 triệu bảng để mua lại nỗi thất vọng của Liverpool là Christian Benteke sau khi nhận 25 triệu bảng từ Everton trong vụ bán Yannick Bolasie.

Có vẻ như chưa có CLB nào rút được bài học của Leeds United rơi từ Champions League xuống Championship trong một thời gian ngắn vì quản lý tài chính không hiệu quả.

Đang có một niềm tin ở xứ sở sương mù rằng, “quả bóng Premier League sẽ không bao giờ vỡ”. Lý do là các trận đấu với tốc độ cao luôn đem lại sưng hứng khởi và vui vẻ”, thế nhưng, các CLB của Anh đang bị bóp nghẹt theo một cách khác, nhất là các đội bóng nhỏ không có người đỡ đầu giàu có.

“Điều nguy hiểm với bóng đá Anh là các CLB sự tự giết chết mình theo thời gian”, Wenger cảnh báo, “Vì sao ư? Bởi họ mua cầu thủ với giá cao, nghĩa là mức lương cũng sẽ cao. Nếu đó là thương vụ sai lầm, họ sẽ giữ những cầu thủ lương cao mà không thể chuyển đi đâu khác”.

Ở Anh, các đội bóng đang ngày một giàu lên nhưng kết quả lại nghèo nàn hơn. Nhà hàng đắt nhất, có vẻ như, không phải lúc nào cũng phục vụ món ngon nhất!

Theo Bongdaso.com

 

Let's block ads! (Why?)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :