Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

7 sự cố nguồn phóng xạ tại Việt Nam

Sự cố đầu tiên xảy ra ngày 31/10/2002 trong khu vực Công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin (Khánh Hòa), một nhóm ba nhân viên chụp ảnh phóng xạ công nghiệp của Công ty TNHH Alpha bằng thiết bị sử dụng nguồn phóng xạ gamma Ir-192, hoạt độ 42,45 Ci thì gặp sự cố kẹt nguồn.

Ngày 23/12/2003, Công ty cổ phần xi măng Việt Trung (xã Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam) bị mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức việc xả tự động clinker. Đến nay chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ này.

Thiết bị chứa phóng xạ bị mất ở Vũng Tàu đang được khẩn cấp truy tìm. Ảnh: Xuân Mai.

Thiết bị chứa phóng xạ bị mất ở Vũng Tàu đang được khẩn cấp truy tìm. Ảnh: Xuân Mai.

Ba năm sau, ngày 17/5/2006, trong lần sửa chữa các giàn kho tầng 6 - nơi chứa nguồn đồng vị phóng xạ của Viện Công nghệ xạ hiếm (Viện Năng lượng và Nguyên tử Việt Nam), các công nhân đã chuyển nguồn sang gian bên cạnh để thi công. Đến 14h ngày 29/5/2006, cơ quan này phát hiện nguồn đồng vị phóng xạ trên bị mất và sau đó được thu hồi lại.

Vào tháng 7/2006, Công ty cổ phần xi măng sông Đà tháo phần thiết bị bên trong dây chuyển sản xuất xi măng để sửa chữa, thì đến ngày 8/8 phát hiện hộp đựng nguồn phóng xạ trong thiết bị mất, hiện chưa có thông tin thu hồi.

Gần đây tháng 9/2014, Công ty TNHH APAVE châu Á- Thái Bình Dương (quận Tân Bình), TP HCM) bị mất trộm nguồn phóng xạ, sau đó tìm lại được.

Mới đây công ty Ponima 3 (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) thông báo bị mất một thiết bị chứa phóng xạ Co-60 có mức độ nguy hiểm loại 4. Công tác tìm kiếm đang triển khai và chưa có kết quả. .

Đến cuối tháng 12/2015, tại Bắc Kạn nguồn phóng xạ Cs-137 của Công ty Cổ phần xi măng bị mất, theo phỏng đoán của chuyên gia thì kẻ trộm lấy nó để bán sắt vụn. Theo cơ quan Năng lượng nguyên tử thế giới, phóng xạ này không nguy hiểm và không gây hại cho con người khi tiếp xúc gần.

Lỗ hổng trong quản lý 

Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho rằng để liên tiếp xảy ra sự cố mất và thất lạc phóng xạ thời gian qua cho thấy việc quản lý nguồn phóng xạ đang có vấn để. Cùng với sự phát triển kinh tế, nguồn phóng xạ đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế, vì vậy việc quản lý ngày càng khó khăn.

Trong khi đó Việt Nam đang thiếu kho lưu trữ tập trung những nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục an toàn bức xạ và hạt nhân cho hay, Việt Nam có khá nhiều nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và hiện chủ yếu được lưu trữ tại các cơ sở. Theo quy định chúng sẽ được lưu ở các cơ sở trong 3 năm, sau đó buộc phải thu hồi và chuyển vào kho lưu trữ tập trung. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam chưa có kho lưu trữ tập trung này.

Lãnh đạo Cục An toàn bức xạ cho biết, trong năm nay sẽ giải quyết dứt điểm việc thu gom nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. "Bộ Khoa học đã kiến nghị Bộ Tư lệnh hóa học lưu giữ các nguồn phóng xạ này. Chúng tôi không muốn lưu giữ chúng tại thành phố hay khu dân cư", ông Tấn cho hay.

Liên quan đến việc các thiết bị giám sát an ninh phóng xạ, ông Tấn cho biết chỉ áp dụng với các nguồn phóng xạ lớn với mức độ nguy hiểm cao, còn các nguồn nhỏ thì cần tăng cường công tác quản lý. "Việt Nam có hơn 4.000 nguồn phóng xạ, trong đó có 600 nguồn mạnh sẽ được lắp thiết bị giám sát", ông Tấn nói.

Thiết bị giám sát sẽ được gắn vào nguồn phóng xạ từ 1/4/2016.

Phạm Hương

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :